Stress và lo âu chưa bao giờ được nhiều như thời gian gần đây. Stress và lo âu song hành với nhau và đang lan tràn vào cuộc sống của chúng ta như một thứ dịch bệnh. Stress và lo âu dẫn đến một loạt các rắc rối và ngược lại. Tiếp xúc lâu dài với các tình huống stress có thể chuyển hoá thành rối loạn lo âu. Và, nếu một người đã mắc rối loạn lo âu, thì sẽ dẫn đến stress nhiều hơn.
Có một sự khác biệt rất rõ ràng giữa stress và lo âu. Stress là cách tâm trí và cơ thể phản ứng với tình huống khó chịu. Stress phụ thuộc nhiều vào các yếu tố từ bên ngoài, như vấn đề tài chính, xung đột trong gia đình, tin xấu, môi trường không an toàn, thời gian làm việc kéo dài, áp lực tại nơi làm việc, sức khỏe kém … Thông thường, stress biến mất ngay khi những lý do gây stress biến mất .
Lo âu vừa là phản ứng khó chịu, vừa là một tình trạng tâm lý kéo dài, đồng thời là một rối loạn, xuất hiện sau trải nghiệm sự kiện đau khổ nghiêm trọng, bi kịch sâu sắc hoặc khó chịu trong một thời gian rất dài. Lo âu đáng sợ hơn stress, lo âu không hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên nhân hoặc tình huống tiêu cực. Ngay cả khi nguyên nhân hoặc tình huống đau đớn đã chấm dứt, lo âu vẫn có thể kéo dài và càng gây stress nặng nề hơn.
Các triệu chứng của stress
Stress ảnh hưởng đến cơ thể và tâm trí ở nhiều cấp độ. Các triệu chứng stress đặc biệt đôi khi chi phối mạnh mẽ tạo ra triệu chứng đáng lo ngại về thể chất.
Các triệu chứng thể chất: Người mắc stress sẽ tự nhiên cảm thấy năng lượng thấp, kèm nhức đầu, đau và căng cơ. Stress cũng có thể xuất hiện nếu một người bị ho và cảm lạnh liên tục hoặc thường xuyên. Hệ tiêu hóa khó chịu, bao gồm tiêu chảy, táo bón và buồn nôn là một cách khác để cơ thể chúng ta phản ứng với stress.
Các dấu hiệu nghiêm trọng khác gồm có đau ngực và tim đập nhanh, mất ngủ, thiếu ham muốn tình dục, khô miệng, đổ mồ hôi tay chân, run.
Phản ứng cảm xúc: Người stress dễ cáu kỉnh và thường xuyên thay đổi tâm trạng, cảm thấy quá tải, không thể giữ được bình tĩnh hoặc thư giãn, dẫn đến giảm tự tin, lòng tự trọng thấp, luôn cảm thấy cô đơn và vô giá trị. Có thể mắc trầm cảm và thu rút quan hệ xã hội.
Những thay đổi về tinh thần: Luồng suy nghĩ không kiểm soát được, thiếu tập trung, ra quyết định kém, thường xuyên lo âu, tập trung chú ý kém, hay quên, thái độ chuyển sang chiều hướng bi quan.
Các triệu chứng hành vi: Chán ăn. Nếu người đó đã uống rượu hoặc dùng ma túy, thói quen này có thể trở nên tồi tệ hơn trong thời điểm này, dẫn đến trì hoãn và thất vọng. Hành vi thay đổi khác là cắn móng tay, cảm giác bồn chồn.
Các triệu chứng của lo âu
Lo âu là kết quả của stress mạn tính, các triệu chứng lo âu nặng hơn và có tính chất vĩnh viễn.
Các triệu chứng thể chất: Phổ biến nhất là hồi hộp trống ngực, tiêu hóa kém, co giật cơ, run và đau ngực. Ngoài ra có thể đau đầu, chóng mặt, khó thở, buồn nôn, mất ngủ, đổ mồ hôi và co thắt dạ dày.
Phản ứng cảm xúc: Cảm giác sợ hãi, thường suy nghĩ và dự đoán tiêu cực.
Những thay đổi về tinh thần: Cảm giác hoảng loạn hoặc mất kiểm soát có thể tăng lên. Thiếu tập trung, đầu óc trống rỗng, stress và cáu kỉnh.
Các triệu chứng hành vi: Có thể thờ ơ, tách biệt hoặc trung lập về mặt cảm xúc. Cảm giác ngất xỉu cũng có thể xuất hiện.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.