Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
3 cách thúc đẩy động lực nội tại của thanh thiếu niên tăng động giảm chú ý

Để biến sự thờ ơ của con thành sự gắn kết.

Học xong trung học và dường như con không quan tâm đến những nhiệm vụ tiếp theo. Làm thế nào cha mẹ có thể khuyến khích động lực nội tại? Hãy dùng 3 cách sau.

Khi thanh thiếu niên ngừng cố gắng, cha mẹ lo lắng và cố gắng động viên con bằng cách cằn nhằn, giục giã, giảng giải và cầu xin nhiều hơn. Phản ứng này là tự nhiên, nhưng phản tác dụng.

Trong khi máy bay trực thăng của cha mẹ vẫn lơ lửng trên đầu, thanh thiếu niên ít có khả năng kiểm soát và chịu trách nhiệm về tương lai của mình.

Tốt hơn hết là cha mẹ nên lùi lại, cung cấp hỗ trợ theo cách không xâm phạm và thúc đẩy động lực bên trong của con để đạt được mục tiêu bằng 3 cách sau: Kiểm soát - Năng lực - Sự liên quan.

1. Nhường quyền kiểm soát trong cuộc đấu tranh quyền lực với con

Cha mẹ cố gắng kiểm soát con bằng cách bắt con làm bài tập về nhà hoặc phải ngoan ở lớp. Đứa con kiểm soát cha mẹ bằng cách không làm những điều đó.

• Hãy nhớ rằng động lực bên trong quyền độc lập tự chủ một cách tự nhiên — quyền tự do đưa ra lựa chọn của riêng mình.

• Đưa ra nhiều mức độ hoàn thành mục tiêu, nhưng cho phép con lựa chọn một nhiệm vụ.

Ví dụ, hãy hỏi xem liệu con có thể đạt điểm nào trong bài kiểm tra nếu con cố gắng hết sức. Đồng ý rằng con nên cố gắng đạt A hoặc B, nhưng C+ là OK nếu bài ấy đặc biệt khó.

• Hỏi xem liệu con cần hỗ trợ gì trong học tập không, chẳng hạn viết thẻ flash trong khi con đọc chính tả.

• Giải thích hậu quả nếu con đạt điểm D trong bài kiểm tra. Ví dụ, để khuyến khích nhiều thời gian hơn cho việc học, cha mẹ có thể hạn chế thời gian con được phép giao lưu hoặc chơi game sau giờ học.

• Cho con không gian học tập mà không cần giám sát liên tục. Nhưng cần để mắt xem con đang làm gì. Hãy để con đối phó với kết quả của những lựa chọn của mình bằng cách không giải cứu con.

2. Trau dồi năng lực cho trẻ tăng động giảm chú ý ở tuổi thiếu niên

Khi cha mẹ hỗ trợ quá mức, cha mẹ đang vô tình tước đi cơ hội học cách đối phó một cách độc lập của con. Khi con bước vào tuổi thiếu niên, cha mẹ hãy lùi lại để dạy cho con khả năng chịu đựng sự không chắc chắn – đó là cách đối phó với lo lắng của chính con và làm thế nào để giải quyết vấn đề của riêng con.

Giúp con xây dựng ý thức về năng lực bản thân với các bước này.

A. Xây dựng Tư duy Phát triển

Thanh thiếu niên có tư duy cố định tin rằng tài năng và trí thông minh đến một cách tự nhiên – và rằng làm việc chăm chỉ hơn không mang lại kết quả tốt hơn. Người có tư duy bảo thủ nghĩ rằng, “Mình không thể làm điều này; Mình vốn dĩ rất tệ môn toán.”

Thanh thiếu niên có tư duy phát triển coi thất bại là cơ hội để học hỏi thêm. Nếu kiên trì, họ sẽ tiến bộ và thành công. Người có tư duy phát triển luôn nghĩ “Mình chưa thể làm điều này… được.”

Thách thức suy nghĩ của con bằng cách đặt câu hỏi:

• Con có nghĩ rằng trí thông minh đã được định sẵn và không bao giờ thay đổi được không?

• Con cảm thấy có thể học những điều mới nhưng con con thông minh hay không thì không thể thay đổi được?

• Cho dù con thông minh hay không, con vẫn có thể thay đổi một chút?

B. Tập trung vào Quy trình hơn Sản phẩm

Tập trung vào quá trình hơn là thành tích mong đợi từ thiếu niên. Thay vì khen con thông minh, hãy nói với con rằng cha mẹ tự hào khi con làm việc chăm chỉ.

Khi cha mẹ tập trung quá nhiều vào sản phẩm, trẻ có thể cảm thấy xấu hổ nếu không đạt được - kết quả là sau đó sẽ nhiều khả năng từ chối hơn.

C. Tạo giàn giáo để hỗ trợ con

Giàn giáo hỗ trợ con cho đến khi con có thể tự làm, và hướng dẫn khi con phải làm công việc vượt quá khả năng.

• Lập danh sách mọi việc cha mẹ làm cho con trong 1 tuần. Sau đó chuyển giao mọi thứ cho con để con làm một cách độc lập.

• Hỏi, “Kế hoạch của con là gì?” Thay vì nói với con về cách đi tập bóng đá, hoặc tiết kiệm đủ để mua một món quà sinh nhật.

• Biết giới hạn của con – con có thể làm gì và con cần hỗ trợ ở đâu. Nhưng hãy cẩn thận chỉ cung cấp những trợ giúp mà con cần. Lưu ý giao nhiệm vụ vừa sức với con để giảm thiểu sự thất vọng không cần thiết.

• Hãy để con làm việc, và đặt câu hỏi để dẫn dắt con đi đúng hướng, và chỉ ra những điều có ích.

• Thay vì cằn nhằn, hãy đặt câu hỏi về hình ảnh của con trong tương lai. “Tương lai của con sẽ thế nào khi cứ luyện tập bóng đá rồi lại thức cả đêm để học?” “Con sẽ cảm thấy thế nào trong tương lai khi đi dự tiệc sinh nhật mà không đủ khả năng mua một món quà vì con không hoàn thành công việc được giao?

• Dạy con những câu thần chú như, “Nếu con gặp khó khăn lúc mới bắt đầu, thì bước đầu tiên là quá lớn,” và “Nếu không có trong kế hoạch, việc đó không tồn tại.” Đây là cách tinh tế để con tự nhắc nhở bản thân, và cha mẹ tránh kiểm soát quá mức.

3. Tạo kết nối

Con cha mẹ chấp nhận con là ai ngay lúc này, chứ không phải hình ảnh mà bố mẹ từng kỳ vọng. Điều đó đồng nghĩa với chấp nhận giới hạn của nuôi dạy con. Cha mẹ có thể bảo vệ, nuôi dưỡng và hướng dẫn. Nhưng trong thời niên thiếu, con cần bắt đầu nắm quyền kiểm soát tương lai của chính mình.

Tập trung vào quá trình nuôi dạy con chứ không phải mục tiêu cuối cùng. Nuôi dạy con không phải là kỹ năng, đó là mối quan hệ. Nuôi dưỡng mối quan hệ này bằng cách liên hệ chặt chẽ với con.

Quá nhiều thúc giục sẽ tạo nên mối quan hệ rất không hạnh phúc.

Cha mẹ cần lòng trắc ẩn để hiểu rằng con không chỉ gặp vấn đề ở trường học mà còn với một thế giới đòi hỏi quá nhiều ở con.

Kết quả nuôi dạy tốt không phải là con sẽ hoàn toàn ổn ở tuổi 18, mà là khi đó con sẵn sàng bắt tay vào quá trình trưởng thành và hoàn thiện bản thân suốt đời.

Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.