Rối loạn điều chỉnh cảm xúc là triệu chứng của tăng động giảm chú ý, thường dễ bị bỏ qua nhưng thực tế lại rất cần thiết. Nếu con khó kiểm soát các phản ứng cảm xúc mãnh liệt, hãy thử những chiến lược thiết thực và hòa bình sau đây để khuyến khích sự bình tĩnh trong gia đình.
Điều chỉnh cảm xúc là thử thách lớn nhất với con tôi! Làm sao có thể giúp con xây dựng kỹ năng này, khi các kỹ năng đối phó điển hình như thư giãn, hít thở sâu, đi dạo, rất khó thực hiện, trong 'những thời điểm khó khăn?'
Điều chỉnh cảm xúc là một thách thức ghê gớm với nhiều thanh thiếu niên ADHD. Dù đó là cơn giận dữ bộc phát, lo lắng quá mức hay buồn chán khủng khiếp, cảm xúc mạnh mẽ tràn ngập bộ não ADHD, lấn át các kỹ năng đối phó vẫn còn đang hoàn thiện. Trong lúc nóng nảy, con không thể suy nghĩ thấu đáo về những gì đang diễn ra, không thể đưa ra lựa chọn đúng hoặc lường trước được hậu quả hành vi của mình. Các kỹ năng điều hành còn non nớt của con phải chiến đấu quyết liệt để quản lý cảm xúc và sự phản ứng, cùng lúc phải giữ cho não và cơ thể ổn định. Con cần giúp đỡ… nhưng làm thế nào?
Trước hết, cha mẹ phải học cách điều chỉnh bản thân. Cha mẹ kích động sẽ không khác gì đổ thêm dầu vào lửa. Tất cả chúng ta đều có những lần thốt ra những câu nói đầy thất vọng, sau đó lại ước gì có thể rút lại lời nói đó. Khi trưởng thành, bộ não suy nghĩ chín chắn của chúng ta có khả năng thiết lập lại quyền kiểm soát và đặt những cảm xúc đó trở lại đúng vị trí. Nhưng đối với thanh thiếu niên ADHD, thùy trước trán của não đạt sự trưởng thành ở tuổi 25 trở lên, thì cần trợ giúp để học kỹ năng này. Các cha mẹ nên ghi nhớ quan điểm này để quản lý cảm xúc của mình tốt hơn, hãy kiên nhẫn và giữ bình tĩnh khi gặp phải nguy cơ mất bình tĩnh.
Tất nhiên, quản lý bản thân không có nghĩa là cha mẹ sẽ không bao giờ 'được phép' khó chịu; cha mẹ cũng là con người như đứa con của mình thôi và sẽ có những phản ứng của mình. Khác biệt ở đây là cha mẹ có khả năng nhận biết khi nào mình đang nổi cơn thịnh nộ và cố gắng bình tĩnh. Hãy dừng công việc đang làm, hít thở sâu, tạm dừng sự thể hiện thái độ và định hướng lại. Nếu cần, hãy vào phòng tắm hoặc đi ra ngoài trong một phút để yên lặng suy nghĩ và tập trung lại. Hành động giống như GPS: căn giữa lại mà không phán xét. Mỗi lần giữ bình tĩnh thành công, hãy làm mẫu cho con theo.
Dạy kỹ năng điều hành cần thiết để quản lý cảm xúc đòi hỏi sự hợp tác với đứa con tuổi teen — và lòng trắc ẩn đối với những cuộc chiến của con với ADHD. Con chẳng sung sướng gì khi lên phẫn nộ hoặc lo sợ tột độ. Nếu con có khả năng đưa ra lựa chọn khác thay thế, chắc con đã chọn rồi. Nhưng con không thể nhìn thấy các lựa chọn thay thế trong thời điểm này. Thực hành điều chỉnh cảm xúc đòi hỏi sự hoạt động đồng thời một số kỹ năng điều hành - kiểm soát xung động, trí nhớ làm việc, nhận thức bản thân và phán đoán. Những kỹ năng này cần có thời gian để hoàn thiện, thường không đáp ứng tốt với hướng dẫn trực tiếp cũng như tổ chức, lập kế hoạch và bắt đầu.
Điều cần thiết trong tình huống căng thẳng là làm mọi thứ chậm lại. Sử dụng phương pháp cách ly thời gian để chuyển hướng mọi thứ và giải quyết vấn đề một cách thân thiện:
Trong một khắc bình tĩnh, hãy ngồi xuống nói về chủ đề xử lý cảm xúc lớn theo cách khác - cho cả hai bên. Hỏi con điều gì khiến con tức giận, cách lý tưởng nhất mà con muốn phản hồi là gì. Viết câu trả lời của con ra giấy. Sau đó làm tương tự như vậy với bản thân.
Xem xét chu kỳ các sự kiện xung quanh làn sóng cảm xúc. Những từ ngữ, tình huống hoặc hành vi xảy ra trước đó và làm trầm trọng thêm là gì? Chắc chắn là có điều gì đó mà mỗi người đã từng nói hoặc làm thực sự khiến người kia khó chịu và nổi xung lên. Nên viết những điều này ra giấy với mục đích làm gián đoạn chu trình cơn giận.
Thiết lập hệ thống cách ly thời gian: Khi một trong hai bên nhận thấy mọi thứ đang nóng lên, hãy yêu cầu một thời hạn cách ly. Quyết định xem cần chia tay trong bao lâu, sẽ đi đâu và khi nào sẽ gặp lại nhau để thảo luận mọi việc với tâm trạng bình tĩnh hơn. Cho mọi người tối thiểu 30 phút để làm điều này vì phải mất ít nhất 15 phút để não bộ và cơ thể điều chỉnh lại.
Thảo luận về những gì hữu ích để làm trong thời gian nghỉ này: với một số người, là nghe nhạc; với những người khác, là đi dạo hoặc xem video trên YouTube. Giúp con lập danh sách ít nhất 3 lựa chọn, dán chúng trong phòng và trên điện thoại của con. Có lẽ nên làm một cái cho chính mình nữa.
Sau thời hạn thực hiện theo kế hoạch, hãy đưa ra phản hồi tích cực ngay lập tức. Hãy nói cụ thể: “Mẹ thích cách con đeo tai nghe và dắt chó vào sân” hoặc “Mẹ Tôi đánh giá cao việc con đã ngừng trách mắng mẹ ngay sau khi mẹ đi khỏi”. Điều này khuyến khích con tiếp tục làm theo kế hoạch.
Mong đợi phản hồi nhưng dù sao cũng phải tuân theo kế hoạch. Có thể mất một lúc để mọi thứ vào guồng. Nếu bạn cần thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào, đừng làm gì trong lúc 'tình huống' bùng phát. Hãy đợi một hoặc hai ngày rồi ngồi xuống đàm phán lại.
Hãy kiên nhẫn với bản thân, kiên nhẫn với con. Học cách điều chỉnh cảm xúc là một quá trình cần thực hành RẤT NHIỀU nhằm đạt được thay đổi theo mong muốn của chúng ta.
Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.