Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Những điều cần biết về chứng tăng động giảm chú ý người lớn
Nhắc đến tăng động giảm chú ý, hầu hết mọi người nghĩ đến trẻ em.
 
Thực tế, tăng động giảm chú ý người lớn là một rối loạn khá phổ biến, là sự tiếp nối của tăng động giảm chú ý thời thơ ấu. Tỷ lệ mắc 2% -5% trong dân số nói chung và 10% -20% trong dân số bị rối loạn tâm thần nói riêng. Tăng động giảm chú ý người lớn gây nhiều hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý cũng như cuộc sống của người bệnh.
 
Rối loạn tăng động/tăng động giảm chú ý người lớn (ADHD) là một rối loạn sức khỏe tâm thần khiến người bệnh khó duy trì công việc, học tập và các mối quan hệ xã hội.
 
Các triệu chứng bắt đầu từ thời thơ ấu và tiếp tục cho đến khi trưởng thành. Nhiều trường hợp tăng động giảm chú ý người lớn không được phát hiện. Triệu chứng tăng động giảm chú ý ở người lớn thường không rõ ràng như ở trẻ em. Vì vậy, tăng động giảm chú ý người lớn thường khó phát hiện.
 
Điều trị tăng động giảm chú ý người lớn tương tự ở trẻ em. Liệu pháp điều trị bao gồm thuốc, tư vấn tâm lý và các bệnh kèm theo.
 
Các đặc điểm chính của tăng động giảm chú ý người lớn là khó tập trung chú ý, bồn chồn và bốc đồng.... Trong đó, bỏ dở công việc và không hoàn thành đúng thời hạn là dấu hiệu nên lưu tâm.
Ba bước chẩn đoán tăng động giảm chú ý gồm: tìm kiếm các dấu hiệu, triệu chứng ảnh hưởng cuộc sống của người bệnh; có một số rối loạn tâm thần khác kèm theo như rối loạn lo âu, trầm cảm, tic, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn cảm xúc lưỡng cực ...
 
Các dấu hiệu "hiếu động" ở người trưởng thành có thể bao gồm: bồn chồn, thường xuyên ra khỏi chỗ ngồi, khó tham gia vào các hoạt động yên tĩnh, luôn di chuyển, nói nhiều, bốc đồng, khó xếp hàng chờ đợi, ngắt lời người khác... Dưới đây là các dấu hiệu liên quan đến thiếu tập trung.
 
Thiếu chú ý đến chi tiết: Nếu một người cảm thấy khó nhớ lại những chi tiết cụ thể để hoàn thành công việc thì đây là dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý. Ví dụ chuẩn bị một bài thuyết trình nhưng lại bỏ qua một số điểm chính, tìm kiếm chìa khóa nhưng lại nhớ sai vị trí...
 
Khó tiếp tục công việc: Người bệnh có xu hướng đang làm việc này nhưng lại chạy đi làm việc khác, ôm đồm nhiều việc cùng lúc. Thậm chí, người bệnh có thể cảm thấy áp lực khi chỉ làm hay hoàn thành một việc.
 
Khó tập trung: Khi nói chuyện trực tiếp, bạn có thể nhận ra cái nhìn đỡ đần trong mắt người mắc hội chứng này, không lắng nghe những chi tiết cụ thể hoặc có vẻ không chú ý trong các cuộc trò chuyện. Không phải họ cố tình phớt lờ mà có thể một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu khiến họ nhớ đến một câu chuyện khác. Tâm trí họ để ở một nơi khác và chờ cơ hội để chia sẻ suy nghĩ đó.
 
Thiếu theo dõi: Ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm, những chi tiết quan trọng về những sự kiện này có thể khiến người bệnh lướt qua và quên những lời hứa.
 
Thiếu tổ chức, ngăn nắp: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc đặt bát đĩa vào đúng ngăn, không gian sống bừa bộn hoặc gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đồ vật.
 
Trì hoãn: Người bệnh hay có thói quen trì hoãn trả lời tin nhắn hoặc gọi lại cho người khác. Mặc dù đã nhấn đồng hồ báo thức nhiều lần, thay vì ra khỏi giường và chuẩn bị đi làm, người bệnh lại tạm dừng để tiếp tục ngủ thêm. Người lớn mắc chứng tăng động giảm chú ý dễ dàng từ bỏ những việc quan trọng để thay bằng những việc đòi hỏi ít nỗ lực hơn.
 
Thường xuyên làm mất đồ: Không tìm thấy chìa khóa xe và bỏ lại điện thoại của mình bất cứ lúc nào khi ra khỏi phòng vì để quên ở đâu đó ngay từ đầu. Người bệnh cũng hay phân tán, rất dễ đặt thứ gì đó xuống, thậm chí là một bài tập hoặc dự án, rồi quên mất đã để nó ở đâu.
 
Dễ bị phân tâm: Người bệnh dễ dàng bị lôi cuốn từ thứ này sang thứ khác.
 
Hay quên: Nếu ai đó hay quên những chi tiết quan trọng mà bạn thân, thành viên gia đình, sếp... đã nói.
Những yếu tố có thể kích hoạt tăng động giảm chú ý ở người lớn là căng thẳng, thiếu ngủ, suy dinh dưỡng và chế độ ăn uống nghèo nàn, kích thích quá mức, thay đổi các yếu tố môi trường như độ nhạy âm thanh, nhiệt độ và mùi, thiếu sự quan tâm.
 
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu - Điện thoại, SMS, Zalo, Viber 0988 079 038