Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Những lưu ý khi dùng thuốc tăng động giảm chú ý

Thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng tăng động, kém chú ý ở trẻ em và người lớn mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Tuy nhiên, thuốc cũng đi kèm với các tác dụng phụ và nguy cơ - và thuốc không phải là lựa chọn điều trị duy nhất. 

Để điều trị tăng động giảm chú ý, trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định thuốc kết hợp với trị liệu hành vi. Các bậc cha mẹ cần hiểu rõ thông tin về từng loại thuốc, dùng như thế nào, lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc. 

Các nhóm thuốc điều trị 

Để điều trị ADHD cần kết hợp việc sử dụng thuốc với các liệu pháp tâm lý bổ trợ. Trong đó, thuốc đóng vai trò giúp điều chỉnh hành vi, tăng khả năng tập trung. Tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ nặng của rối loạn, thể lâm sàng, điều trị trước đó... mà các bác sĩ chuyên môn có chỉ định điều trị, can thiệp phù hợp. Hiện các nhóm thuốc điều trị cho trẻ mắc ADHD gồm: 

Các thuốc kích thích thần kinh trung ương: Đây là nhóm thuốc phổ biến và thường được lựa chọn trong điều trị ADHD. Thuốc tác động vào hệ thống thần kinh giúp thay đổi chức năng dẫn truyền và thay đổi các vấn đề về sinh học thần kinh mà trẻ ADHD đang mắc phải. 

Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm: Amphetamine, methylphenidate, methamphetamine… trong đó methylphenidate là phổ biến nhất. Đây là loại thuốc có tác dụng trong thời gian ngắn nên thường phải uống nhiều lần, nhưng hiện nay có một số biệt dược thế hệ mới chỉ cần uống duy nhất một lần trong ngày. 

Tác dụng phụ thường gặp ở các thuốc kích thích tâm thần là loạn nhịp tim, giảm ngon miệng, sụt cân, mất ngủ, bồn chồn, đau đầu, đau bụng, mẩn ngứa an toàn 

Khi trẻ có biểu hiện của ADHD, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở khám chuyên khoa Tâm thần Nhi để được khám, đánh giá chính xác, toàn diện và được tư vấn, can thiệp điều trị phù hợp, hiệu quả. Không nên tự ý sử dụng thuốc cho trẻ mà không được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. 

Với các trẻ ADHD dưới 5 tuổi, nên sử dụng trị liệu, áp dụng trị liệu hành vi cho trẻ, phối hợp đào tạo cho cha mẹ của trẻ trong việc giúp đỡ, hỗ trợ con. Với trẻ lớn, vị thành niên và người trưởng thành mắc ADHD, có chỉ định dùng thuốc thì cần kết hợp trị liệu tâm lý, và chỉ sử dụng thuốc sau khi các can thiệp khác không hiệu quả.  

Kê đơn thuốc điều trị ADHD cần hết sức cân nhắc về chỉ định và liều lượng. Thuốc cần được điều chỉnh liều phù hợp cho từng cá thể và sẽ thay đổi theo thời gian khi trẻ trưởng thành. Trong suốt quá trình sử dụng thuốc, trẻ cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng về toàn trạng cơ thể, mạch huyết áp, chiều cao, cân nặng và theo dõi các tác dụng phụ có thể gặp phải trong giai đoạn đầu dùng thuốc. 

Dưới sự giám sát y tế, các thuốc ADHD được coi là an toàn. Tuy nhiên, có những nguy cơ và tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng sai hoặc quá liều. Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ kê đơn để xử trí kịp thời . Các dấu hiệu cần lưu ý gồm: chán ăn, rối loạn giấc ngủ, thay đổi tính tình, tăng sự lo âu và khó chịu, rối loạn tiêu hóa, đau đầu… 

Điều trị ADHD có nhiều lựa chọn như giáo dục, trị liệu tâm lý, thuốc, kết hợp các phương pháp... và cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn, gia đình và nhà trường cũng như sự quan tâm của cả cộng đồng. Các bậc cha mẹ cũng cần hướng trẻ đến một lối sống lành mạnh, bởi thay đổi lối sống góp phần không nhỏ trong quá trình điều trị cho trẻ bao gồm dinh dưỡng khỏe mạnh, hoạt động thể lực mỗi ngày, giới hạn thời gian xem ti vi và các thiết bị điện tử, ngủ đủ giấc... 

 

Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.