Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Rủi ro cần biết khi dùng thuốc điều trị tăng động giảm chú ý

Thuốc điều trị giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người mắc chứng tăng động giảm chú ý. Thuốc kích thích đã được kê đơn để điều trị tăng động giảm chú ý (ADHD) trong hơn 40 năm qua. Trong thời gian đó, các nghiên cứu đã liên tục chứng minh những loại thuốc này có hiệu quả và an toàn để giảm các triệu chứng của tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên,thuốc có một số rủi ro cần lưu ý. 

Thuốc không chữa khỏi, mà chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của triệu chứng ADHD. 

Thuốc nhanh chóng được thải ra khỏi cơ thể là một lợi thế. Nhưng, hậu quả lâu dài của thuốc điều trị ADHD cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. 

 Có 2 loại thuốc kích thích:  

 Methylphenidate (hoạt chất trong Ritalin, Concerta và các công thức khác)  

Amphetamine (hoạt chất trong Adderall, Vyvanse và các công thức khác) 

Cả hai loại thuốc đều có sẵn dưới dạng thuốc tác dụng ngắn và chế phẩm tác dụng dài hơn. Hai loại thuốc có hiệu quả như nhau và có cùng lợi ích và rủi ro như nhau.   

Trên thực tế, thuốc có thể thay đổi cuộc sống đối với những người bị ADHD. Tuy nhiên, khi ngừng thuốc, các triệu chứng thường trở lại. 

Tác dụng phụ của thuốc tăng động giảm chú ý 

Giảm cân 

Ức chế cảm giác thèm ăn 

Mất ngủ 

Chậm phát triển tăng trưởng 

Đau bụng 

Đau đầu 

Tics (cử động hoặc giọng nói không tự chủ) 

Lo lắng 

Cáu gắt 

Dị ứng 

Rối loạn tâm thần 

Hiếm gặp có thể bao gồm: Lú lẫn, các phản ứng dị ứng (phát ban, thở khò khè, hoặc sưng phù mặt). 

Cần theo dõi quá trình sử dụng thuốc. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra, nên ngừng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ.   

Cần theo dõi quá trình sử dụng thuốc. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra, nên ngừng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ. 

Thuốc có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng bệnh khác 

Tourette và các rối loạn tics khác: Tics là những chuyển động hoặc giọng nói tự phát, không có mục đích, thường lặp đi lặp lại, như chớp mắt, hắng giọng... Các quan niệm trước đây tin rằng việc sử dụng thuốc kích thích gây ra hội chứng Tourette nhưng thực tế đã chứng minh thuốc kích thích không phải là nguyên nhân gây ra hội chứng này. Tuy nhiên, những người bị tics hoặc Tourette nên tránh sử dụng thuốc kích thích.  

Bệnh tăng nhãn áp: Những người bị bệnh tăng nhãn áp cũng nên tránh dùng thuốc kích thích. Chất kích thích có thể làm tăng huyết áp. Sự gia tăng áp lực này có thể gây hại thêm cho mắt và thị lực. 

Rối loạn tâm thần: Những người có các triệu chứng loạn thần (như ảo giác và hoang tưởng) nên tránh dùng thuốc kích thích. Nó có thể làm tăng tần suất và cường độ của các đợt loạn thần. 

Rối loạn ăn uống: Trẻ bị rối loạn ăn uống không nên sử dụng thuốc kích thích vì có thể làm tăng các triệu chứng này. 

Rối loạn co giật: Trẻ em bị rối loạn co giật không nên sử dụng thuốc kích thích, cũng như thuốc chống trầm cảm. Những loại thuốc này có thể làm tăng cơn co giật. 

Dị ứng: Nếu bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc ADHD nào, hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc đều không nên sử dụng. 

Các vấn đề tim mạch: Những người mắc bệnh tim mạch và huyết áp cao nên tránh dùng thuốc kích thích. Thuốc có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng về tim hoặc tuần hoàn. Các hướng dẫn điều trị khuyến nghị đánh giá nguy cơ bệnh tim trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kích thích. Đánh giá nguy cơ về tim cần thực hiện định kỳ suốt quá trình điều trị. 

 

Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.