Rối loạn tăng động giảm chú ý thường xảy ra với trẻ em nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Khoảng 2,5% người phải đối mặt với chứng ADHD ở người lớn. Nhiều người không được chẩn đoán; các triệu chứng có thể nặng dần theo tuổi tác và gây ra các tình trạng nghiêm trọng hơn,… Rối loạn tăng động giảm chú ý ở người lớn có thể gây ra một số triệu chứng khác so với trẻ em và gây ảnh hưởng lớn hơn đến cuộc sống.
1. Thiếu tập trung
Mất tập trung chú ý vào mục tiêu. Có thể xuất hiện thói quen sau đây:
Dễ bị phân tâm
Bỏ qua tiểu tiết
Khó hoàn thành các nhiệm vụ và dự án đúng hạn được giao
Khó tập trung lắng nghe cuộc nói chuyện
2. Tập trung quá mức
Người lớn có xu hướng chú ý quá nhiều đến tiểu tiết. Quá tập trung khiến người đó trở nên hoang tưởng đến mức mải mê với tình huống nào đó lâu hơn khoảng thời gian cần thiết. Họ mất thời gian và bỏ qua những điều xảy ra xung quanh. Triệu chứng này của ADHD có thể tạo ra những hiểu lầm trong các mối quan hệ.
3. Vô tổ chức
Không dành thời gian cho những việc cụ thể, luôn lơ đãng hoặc quên đi những điều xảy ra xung quanh. Điều này ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý thời gian của họ, họ mất thời gian cho các hoạt động khác nhau và gặp khó khăn trong việc quản lý các tình huống và công việc tại nơi làm việc.
ADHD ảnh hưởng đến cuộc sống công việc, phá vỡ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ gia đình và xã hội. Người bệnh có thể không bao giờ nhận thấy điều gì không ổn đang xảy ra trong cuộc sống của mình. Người lớn có thể có vấn đề như:
- Trì hoãn nhiệm vụ
- Đến muộn giờ hẹn trong các sự kiện
- Bỏ qua, bỏ dở công việc hoặc nhiệm vụ chưa hoàn thành
4. Hay quên
Hay quên trở thành một phần trong lối sống và có xu hướng mất liên lạc với những gì đã từng tham gia rất nhiều lần. Họ có thể làm những công việc lặt vặt vào những thời điểm khác nhau trông có vẻ rất khó xử, chẳng hạn như tập yoga vào ban đêm, ăn giữa giờ làm việc, quên các cuộc họp, tên và những việc cần làm, quên ngày tháng các sự kiện hoặc đến muộn giờ.
Sự đãng trí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể, khiến họ ngày càng trở nên bối rối. Đôi khi sự đãng trí có thể gây ra những đổ vỡ các mối quan hệ và ảnh hưởng đến các mối quan hệ ở mức độ lớn hơn.
5. Phản ứng bốc đồng
Xu hướng ngắt lời người khác khá thường xuyên, có thể cư xử không tốt trong xã hội, thực hiện các nhiệm vụ một cách vội vàng hấp tấp mà không cân nhắc nhiều về tác động của việc đó đối với môi trường xã hội.
6. Ảo tưởng tiêu cực về bản thân
Cảm thấy bản thân mình tạo ra một hình ảnh tiêu cực với những người xung quanh. Đây là một triệu chứng chính của ADHD ở người lớn, nguyên nhân của thái độ này vẫn chưa được biết nhưng mọi người có xu hướng gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động khác nhau và sau đó đưa ra lời bào chữa.
Cảm thấy mình thất bại nhiều lần tại nơi làm việc, ngoài xã hội, cộng đồng hoặc cuộc sống cá nhân. Thành tích kém và các vấn đề cá nhân có thể là chỉ điểm quan trọng của chứng tăng động giảm chú ý.
Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.