Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Triệu chứng tăng động giảm chú ý là một tảng băng trôi

Rối loạn thiếu chú ý có nhiều khía cạnh, ảnh hưởng sâu rộng và phần lớn bị che giấu. Các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) mà ta nhìn thấy chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trên mặt nước. Điều quan trọng này cần ghi nhớ để hướng dẫn các chiến thuật cho cha mẹ dạy con hàng ngày. Hãy tưởng tượng chứng rối loạn thiếu tập trung (ADHD hoặc ADD) của con là một tảng băng trôi. Tôi không phải là người đầu tiên đưa ra phép so sánh này, nhưng tôi thấy chưa đủ nên tôi nhắc lại - và yêu cầu các bậc cha mẹ bắt đầu hành động theo đúng nghĩa đen bằng cách hình dung về một tảng băng trôi.

Tảng băng trôi có tới 90 % khối lượng nằm dưới mặt nước mà chúng ta không thể nhìn thấy.

Hãy nghĩ xem: Chính tảng băng trôi đã đánh chìm tàu Titanic. Khối băng bên dưới mặt nước tiềm ẩn mối hiểm nguy và thảm họa. Thủy thủ đoàn tàu không thể nhìn thấy toàn bộ tảng băng trôi và tảng băng đã gây ra chết chóc. Những gì bên dưới bề mặt là rất quan trọng, đòi hỏi con tàu thay đổi hướng đi. Tuy nhiên, vì tầm nhìn bị che khuất, con tàu đã đi chệch hướng và gây thảm họa. Đây là một phép suy luận phù hợp với ADHD, phù hợp với cách nuôi dạy trẻ ADHD.

10 % chúng ta dễ dàng nhìn thấy phía trên là các triệu chứng đặc trưng của ADHD: thiếu tập trung, bốc đồng và hiếu động thái quá. Tất nhiên, các triệu chứng này quan trọng, nhưng không phải là bức tranh toàn cảnh về ADHD. Những gì nằm dưới bề mặt cũng có vai trò rất quan trọng (nếu không muốn nói là quan trọng hơn) trong nuôi dạy trẻ ADHD.

Những khía cạnh không lường trước được của ADHD nằm bên dưới bề mặt, thường bị nhầm lẫn với những khiếm khuyết về tính cách, khiếm khuyết về nhân cách, những thiếu sót về đạo đức hoặc luân lý. Những khía cạnh này là một phần không thể thiếu của bộ não ADHD.

Hãy xem ADHD ẩn giấu những gì nhé.

1. Lòng tự trọng và tự tin kém. Vật lộn để chống lại căn bệnh ADHD có thể làm tổn hại đến lòng tự trọng. Các bậc cha mẹ nên hiểu là con cần cha mẹ giúp đỡ rất nhiều để tạo dựng lòng tự tin. Tạo ra nhiều cơ hội để thành công, dù là những cơ hội rất nhỏ. Tạo ra các hoạt động và môi trường để con tỏa sáng, bất chấp sự chậm phát triển của con.

2. Chậm phát triển. Trẻ ADHD phát triển chậm hơn 2-3 năm so với bạn cùng trang lứa. Chậm trưởng thành, chậm về kỹ năng xã hội, chức năng điều hành, cảm xúc và khả năng tự điều chỉnh. Các cha mẹ hãy ghi nhớ điều này để đặt ra những kỳ vọng phù hợp (và có thể đạt được) cho con, tạo ra cách thức riêng để con thành công.

3. Tính không linh hoạt. Tính bướng bỉnh ở trẻ ADHD không phải do cố ý. Không linh hoạt là do trẻ không có kỹ năng nhìn nhận theo nhiều cách hoặc quản lý cảm xúc. Bởi vì không linh hoạt, con buộc phải đối đầu với cuộc đấu tranh lớn hơn, sâu sắc hơn.

4. Cường độ. Khi trẻ thực sự bế tắc và không linh hoạt, trẻ có xu hướng trở nên khá dữ dội. Các kỹ năng bị tụt hậu (nhận thức về cảm xúc, tự điều chỉnh, chịu đựng sự thất vọng) dẫn đến cảm xúc cực đoan. Một số trẻ ADHD quá mẫn cảm; chúng cảm nhận được tình cảm của mình sâu sắc và mãnh liệt hơn. Thay vì cố gắng giải quyết cường độ này, hãy tìm hiểu sâu hơn để khám phá nguyên nhân gây ra nó và giải quyết vấn đề đó. Trong những khoảnh khắc xúc động mạnh, hãy hỏi con: “Mẹ có thể giúp gì cho con?” Đó là cách bắt đầu cuộc trò chuyện tuyệt vời để giúp cha mẹ tìm ra điều gì đang thúc đẩy hành vi cực đoan.

5. Rối loạn cảm xúc. Trẻ ADHD gặp khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc của mình theo cách phù hợp với hoàn cảnh và/hoặc lứa tuổi. Con thể hiện cảm xúc theo cách khác biệt, kỹ năng tự điều chỉnh kém hoặc kỹ năng giao tiếp kém - bất kể nguyên nhân gốc rễ là gì, sự rối loạn điều chỉnh cảm xúc ảnh hưởng đến cách trẻ ứng xử ở nhà, trong gia đình, ở trường và trong các tương tác xã hội với bạn bè.

6. Các bệnh cùng tồn tại. Ước tính 50 đến 60 % những người ADHD có một hoặc nhiều bệnh cùng tồn tại bao gồm: rối loạn cảm xúc, lo âu, tự kỷ, khuyết tật học tập, thiếu hụt chức năng điều hành, rối loạn hành vi, v.v. Những chẩn đoán thêm này có thể quan trọng để cha mẹ hiểu con và có thể giúp con hiệu quả. Không ai muốn thêm nhiều chẩn đoán khi đã có một hoặc hai hoặc năm chẩn đoán, nhưng mảnh ghép bổ sung đó giúp chúng ta hiểu rõ về con hơn và điều đó vô cùng quý giá.

7. Thiếu hụt kỹ năng. Phổ biến nhất là thiếu kỹ năng quản lý thời gian, khả năng chịu đựng sự thất vọng, lập kế hoạch và tổ chức, điều chỉnh cảm xúc, giải quyết vấn đề, kỹ năng xã hội và tư duy linh hoạt. Một số kỹ năng tụt hậu có thể được dạy và cải thiện; một số tồn tại suốt đời.

8. Khiếm khuyết chức năng điều hành. Thiếu hụt các kỹ năng điều hành quản lý, lập kế hoạch hàng ngày, tổ chức, khởi xướng nhiệm vụ, điều tiết cảm xúc và quản lý thời gian. Nhiều công việc hàng ngày bị vỡ kế hoạch. Cha mẹ nên xác định mức độ tự điều hành của con, giúp con điều chỉnh những điểm yếu ở trường học và ở nhà.

9. Sự mù quáng về thời gian khiến người ADHD khái niệm méo mó về thời gian. Ví dụ, con không có cảm giác bẩm sinh về thời gian 30 phút. Con biết mình phải nhanh lên nhưng không thể chắc chắn sẽ làm xong bài tập hoặc bài kiểm tra trong bao lâu. Cha mẹ có thể nói với con, “Con có thời gian cho đến khi kết thúc buổi học,” hoặc, “Con có một giờ,” và điều đó chẳng có nghĩa lý gì đối với người mắc chứng mù thời gian.

10. Nổi cơn thịnh nộ. Giận dữ là cách để trẻ cố gắng đạt được điều mà trẻ muốn. Trẻ giận dữ với hy vọng cha mẹ tuân thủ yêu cầu của trẻ. Nói chung, trẻ nổi cơn tam bành rất ý thức về sự an toàn của mình và sẽ không làm bất cứ điều gì mạo hiểm với chính nó. Nếu trẻ lập tức đạt được điều mình muốn, cơn giận lập tức tan biến. Trong cuộc khủng hoảng, bộ não của con bị tấn công. Con không thể kiểm soát được những gì con đang nói và làm. Sự khủng hoảng có thể được kích hoạt bởi một cơn giận, hoặc được kích hoạt bởi cảm giác quá tải, cảm thấy bị hiểu lầm hoặc cảm thấy không được lắng nghe. Trong cơn hỗn loạn, trẻ có thể làm hại chính bản thân mình hoặc người khác. Trẻ không thể xem xét hành động có hợp lý hay không. Một cuộc hỗn chiến sẽ không dừng lại nếu trẻ được cung cấp những gì mà lúc đầu trẻ muốn.

11. Sự không phù hợp của trường học đại chúng. Học sinh phải ngồi yên, im lặng và chú ý trong thời gian dài. Giáo viên sẽ phân phát một bài tập và kỳ vọng rằng tất cả học sinh sẽ thấy bài tập là quan trọng, có động lực để hoàn thành và tự làm bài một cách hiệu quả. Học sinh phải có trách nhiệm và chịu trách nhiệm về bản thân và kinh nghiệm học tập của mình. Kiểu dạy học đó không hề xét đến điểm yếu và những khó khăn của học sinh ADHD. Các cha mẹ cần nhận thức được thực trạng này. Cha mẹ không thể mong đợi đứa con ADHD đáp ứng tất cả những kỳ vọng chính thống ở trường học; Quan điểm thành công của con trong học tập có thể khác đi và nên làm theo cách khác.

12. Thuốc không dạy kỹ năng. Không có phép thuật nào trong điều trị ADHD bằng thuốc. Thuốc có mang lại lợi ích và là một phần trong kế hoạch điều trị ADHD, nhưng thuốc chỉ là một phần. Điều trị ADHD rất phức tạp. Thuốc giúp não của trẻ hoạt động khác đi để trẻ có thể tập trung tốt hơn một chút và có thể học lâu hơn. Thuốc có thể làm dịu sự hiếu động của trẻ. Nhưng thuốc không giải quyết những vấn đề ẩn bên dưới của tảng băng trôi. Để điều trị toàn diện, cha mẹ phải tập trung tạo dựng cho con lòng tự trọng, tính linh hoạt, cường độ vừa phải, cảm xúc ổn định, bồi dưỡng kỹ năng, đối phó với chứng mù thời gian, v.v. Thuốc không và không thể dạy những kỹ năng này.

Nếu các cha mẹ không nhìn sâu xuống dưới bề mặt, nếu ta không tìm hiểu sâu hơn về khối lượng nằm phía dưới mặt nước của tảng băng trôi, sẽ gây tổn hại rất lớn cho con, tác động tiêu cực đến mối quan hệ cha mẹ và con, gây ra hành vi không mong muốn, ảnh hưởng đến thành công ở trường. Bỏ qua những gì nằm dưới bề mặt có thể là thảm họa cho gia đình.

Các lớp ẩn bên dưới đều là một phần của ADHD. Cả phần nổi và chìm của tảng băng tạo ra hình ảnh tuyệt đẹp, nhưng chứa đầy nguy hiểm. Những người khác có thể không nhìn thấy; nhưng cha mẹ bắt buộc phải nhìn thấy.

Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.