Hệ thần kinh thực vật gồm hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Sự mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm dẫn đến bệnh lý của hệ thần kinh thực vật. Tùy thuộc vào loại rối loạn mà biểu hiện thành các triệu chứng lâm sàng đa dạng khác nhau. Khi một trong hai hệ thống bị rối loạn sẽ đưa đến hội chứng rối loạn thần kinh thực vật.
Mặc dù có các trung tâm điều hoà hoạt động của thần kinh thực vật nhưng trong trường hợp mất cân bằng thì đưa đến rối loạn. Đặc biệt, các cơn rối loạn này không có quy luật gì cả và cơn có thể kết thúc đột ngột , bởi vậy đôi khi làm cho người ngoài tưởng rằng bệnh nhân giả bộ.
• Hồi hộp, đánh trống ngực
• Khó thở
• Khó ngủ
• Lo lắng, sợ hãi
• Tê tay, tê chân
• Rối loạn đi tiểu, đại tiện
• Huyết áp tăng giảm thất thường
• Buồn bực chân tay, đau nhức xương khớp
• Rối loạn cương cứng ở nam
• Rối loạn kinh nguyệt ở nữ
• Toát mồ hôi, lúc nóng, lúc lạnh
• Mất bĩnh tĩnh trong giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
• Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy
• Cảm giác không sống nổi, như sắp chết
• Phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng
• Gặp khó khăn khi lái xe vào ban đêm
• Chóng mặt và ngất xỉu khi đứng
• Khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, cảm giác đầy bụng, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa và ợ nóng.
Điều trị triệt để bắt buộc phải thiết lập được sự cân bằng trong hệ thần kinh, sự cân bằng giữa hệ giao cảm và phó giao cảm. Tuy nhiên, đến nay chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng. Khi có biểu hiện bệnh, cần đến khám chuyên khoa chăm sóc sức khoẻ tâm thần. Bên cạnh đó, có thể kết hợp phương pháp tập thể dục dưỡng sinh, điều chỉnh công việc sao cho phù hợp, tránh stress, khám chuyên khoa định kỳ.
Khám, tư vấn miễn phí các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi mạn tính, đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá, thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.