Đi khám bác sĩ. Chẩn đoán đúng tâm thần phân liệt là bước quan trọng trong việc điều trị triệu chứng của bệnh này. Chẩn đoán tâm thần phân liệt rất khó, vì bệnh có nhiều đặc điểm tương tự với các bệnh tâm thần khác. Hãy đến khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán chính xác.
• Độ tuổi trung bình mắc bệnh tâm thần phân liệt là giai đoạn kết thúc tuổi vị thành niên cho đến đầu độ tuổi 20 ở nam giới, và ở phụ nữ là từ cuối độ tuổi 20 cho đến đầu độ tuổi 30. Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người lớn trên 40 tuổi hiếm khi mắc chứng tâm thần phân liệt.
• Việc chẩn đoán tâm thần phân liệt ở trẻ vị thành niên cũng không dễ dàng. Lý do là vì các dấu hiệu đầu tiên của bệnh bao gồm hành vi phổ biển ở trẻ vị thành niên: xa lánh bạn bè, không có hứng thú học tập, rối loạn giấc ngủ và dễ cáu gắt.
• Tâm thần phân liệt là bệnh di truyền phổ biến. Nếu người thân bị tâm thần phân liệt, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh so với những người khác
• Người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha có nhiều khả năng bị chẩn đoán nhầm. Bạn nên gặp chuyên gia hiểu rõ cách thức bệnh ảnh hưởng đến dân tộc thiểu số nhằm lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Tìm hiểu triệu chứng của tâm thần phân liệt. Những người tâm thần phân liệt thường không nhất thiết phải biểu hiện tất cả triệu chứng. Bệnh nhân phải có hai trong số biểu hiện trong một khoảng thời gian. Triệu chứng phải có tác động đáng kể đến khả năng hoạt động của bệnh nhân, và không do nguyên nhân khác gây nên, chẳng hạn như dùng ma túy.
• Hoang tưởng hoặc ảo giác là triệu chứng phổ biến của tâm thần phân liệt. Ảo giác có thể bằng âm thanh hoặc hình ảnh. Những triệu chứng này thường gắn liền với nhiều cơn rối loạn tâm thần.
• Phát ngôn vô tổ chức là đặc điểm của sự thiếu nhận thức logic ở người. Bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc nắm bắt, không tập trung vào một chủ đề, hoặc phản ứng một cách bối rối và kích thích. Người này có thể dùng từ ngữ tưởng tượng, hoặc tự tạo ngôn ngữ riêng cho mình.
• Hành vi vô tổ chức phản ánh tình trạng mất chức năng nhận thức tạm thời do tâm thần phân liệt. Người bệnh khó hoàn thành công việc, hoặc kết thúc nhiệm vụ ngoài sự mong đợi.
• Thái độ thờ ơ lãnh đạm cũng có thể là triệu chứng tâm thần phân liệt. Bệnh nhân có thể ngồi hàng giờ mà không nói chuyện hoặc không nhận thức được môi trường xung quanh.
• Triệu chứng âm tính của tâm thần phân liệt thường bị hiểu nhầm với trầm cảm. Bệnh bao gồm thiếu biểu hiện cảm xúc, mất đi hứng thú với hoạt động thường ngày, và/hoặc ít nói chuyện.
• Thông thường những người bị tâm thần phân liệt không cảm nhận được những triệu chứng này cho nên từ chối điều trị.
Lưu ý rằng bạn không thể tự nhận xét triệu chứng của mình. Một trong những đặc điểm khó nhất của tâm thần phân liệt đó là khó khăn trong việc nhận thức suy nghĩ hoang tưởng. Bạn cảm nhận về suy nghĩ, ý tưởng và nhận thức của mình có thể hoàn toàn bình thường, nhưng đối với người khác lại là hoang tưởng. Đây thường là nguyên nhân căng thẳng giữa bệnh nhân và gia đình cũng như cộng đồng của họ.
• Gần một nửa số người được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt thường gặp khó khăn trong việc nhận thức suy nghĩ hoang tưởng. Điều trị bằng thuốc có thể giải quyết nhận thức hoang tưởng này, giúp người bệnh phê phán được tình trạng bệnh của mình.
• Chìa khóa để sống hòa hợp với tâm thần phân liệt đó là tìm hiểu cách thức yêu cầu giúp đỡ giải quyết vấn đề hoặc nhận thức gây rắc rối và các triệu chứng khác.
Khám, tư vấn miễn phí các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi mạn tính, đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá, thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.