Nhận biết các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt. Có một số triệu chứng dễ nhận thấy hơn các triệu chứng khác, nhưng khi học cách cảm nhận cả những triệu chứng không quan sát được, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những gì mà người đang nói chuyện với bạn có thể phải trải qua. Các dấu hiệu có thể bao gồm:
• Các biểu hiện nghi ngờ vô căn cứ.
• Những nỗi sợ hãi không bình thường hoặc kỳ lạ, ví dụ như nói rằng có ai đó muốn hại mình.
• Có ảo giác hoặc thay đổi trong các trải nghiệm giác quan; ví dụ như trông thấy, nếm, ngửi, nghe hoặc sờ thấy những thứ mà người khác không thấy.
• Lời nói hoặc cách viết lộn xộn. Gán ghép các sự việc không liên quan với nhau. Đưa ra những kết luận không phù hợp với các dữ kiện.
• Các triệu chứng "tiêu cực" (suy giảm hành vi điển hình hoặc chức năng thần kinh) như thiếu cảm xúc (đôi khi được gọi là mất khoái cảm), không giao tiếp bằng mắt, không biểu cảm trên nét mặt, không giữ vệ sinh hoặc tách khỏi xã hội.
• Cách phục sức không bình thường, chẳng hạn như trang phục lạ lùng, quần áo được mặc một cách xộc xệch hoặc kỳ quặc (một bên ống tay áo hoặc ống quần xắn lên không có lý do, màu sắc đối chọi nhau, v.v…).
• Hành vi vận động lạ thường, ví dụ như tạo dáng điệu kỳ quặc hoặc có những cử động vô nghĩa thái quá/lặp đi lặp lại như cài rồi lại mở khuy/kéo lên kéo xuống khóa kéo áo khoác.
Phân biệt những triệu chứng trên với bệnh rối loạn nhân cách phân liệt. Rối loạn nhân cách phân liệt là một chứng bệnh thuộc phổ rối loạn tâm thần phân liệt - cả hai chứng rối loạn này đều có đặc tính là khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc hoặc kết nối xã hội; tuy nhiên có một số khác biệt đang lưu ý. Người rối loạn nhân cách phân liệt có kết nối với thực tế và không trải qua các ảo giác hoặc hoang tưởng liên tục. Cách nói chuyện của họ cũng bình thường và dễ hiểu. Người rối loạn nhân cách phân liệt có biểu hiện ưa thích sự đơn độc, không có hoặc ít có ham muốn tình dục, và có thể bối rối trước những quy ước hoặc tương tác xã hội.
• Mặc dù là một phần thuộc phổ tâm thần phân liệt, nhưng chứng bệnh này không phải là tâm thần phân liệt, do đó các cách cư xử với người tâm thần phân liệt được mô tả ở đây không áp dụng cho người bị rối loạn nhân cách phân liệt.
Không mặc định rằng bạn đang đối phó với người tâm thần phân liệt. Cho dù người đó có biểu hiện các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, bạn cũng không nên tự nhiên cho rằng họ mắc bệnh này. Chắc hẳn bạn không muốn phạm sai lầm khi xác định một người có bệnh tâm thần phân liệt hay không.
• Nếu không chắc chắn, bạn có thể hỏi bạn bè hoặc gia đình của người đó.
• Hỏi một cách khéo léo, ví dụ như “Tôi muốn đảm bảo không nói hoặc làm điều gì sai, vì vậy cho tôi hỏi: có phải X mắc một chứng rối loạn tâm thần nào đó như tâm thần phân liệt không? Tôi rất xin lỗi nếu có nói sai, chẳng qua tôi thấy có một số dấu hiệu, và tôi muốn đối xử với anh ấy một cách tôn trọng”.
Có cái nhìn thông cảm. Khi đã hiểu các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, bạn hãy cố hết sức đặt mình vào địa vị của người bệnh. Cảm nhận cách nhìn của họ bằng sự thông cảm hoặc thấu hiểu chính là yếu tố then chốt để có được mối quan hệ tốt đẹp, vì điều này giúp bạn bớt chỉ trích hơn, kiên nhẫn hơn và hiểu hơn về nhu cầu của người bệnh.
• Mặc dù khó hình dung được một số triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, bạn vẫn có thể tưởng tượng được như thế nào là vượt khỏi sự kiểm soát của trí não và không ý thức được sự mất kiểm soát hoặc không hoàn toàn hiểu được tình huống thực tế.
Khám, tư vấn miễn phí các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi mạn tính, đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật, mất ngủ, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá, thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.