Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Lựa chọn loại thuốc phù hợp trong điều trị tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một dạng rối loạn não mạn tính có sự hiện diện và vắng mặt của một số triệu chứng nhất định. Triệu chứng dương tính xuất hiện trong bệnh tâm thần phân liệt bao gồm vấn đề nhận thức/suy nghĩ hỗn loạn, và hoang tưởng hoặc ảo giác.Triệu chứng âm tính bao gồm thiếu biểu hiện cảm xúc. Cách hiệu quả nhất để giảm triệu chứng tâm thần phân liệt là dùng thuốc, đồng thời phối hợp nhiều liệu pháp.

Trao đổi với bác sĩ về thuốc điều trị rối loạn tâm thần. Thuốc được sử dụng để chữa triệu chứng tâm thần phân liệt kể từ giữa thập niên 50. Thuốc chống loạn thần thế hệ cũ, đôi khi được gọi là thuốc chống loạn thần điển hình hoặc thuốc chống rối loạn tâm thần thế hệ 1, có tác dụng ngăn chặn thụ thể dopamine trong não. Loại thuốc chống loạn thần mới, còn được gọi là thuốc chống rối loạn tâm thần không điển hình, ngăn ngặn thụ thể serotonin.

• Thuốc chống rối loạn tâm thần thế hệ 1 bao gồm các loại thuốc chlorpromazine, haloperidol, trifluoperazine, perphenazine và fluphenazine .

• Thuốc chống rối loạn tâm thần thế hệ 2 có clozapine, risperidone, olanzapine, quetiapine, paliperidone và ziprasidone.

Lưu ý tác dụng không mong muốn. Thuốc chống rối loạn tâm thần thường có tác dụng phụ khá mạnh. Đa số tác dụng phụ thường biến mất sau vài ngày. Chúng bao gồm mờ mắt, thờ thẫn, nhạy cảm với mặt trời, ngứa da, và tăng cân. Phụ nữ có thể gặp vấn đề liên quan đến kinh nguyệt.

• Phải mất một thời gian mới có thể tìm được loại thuốc phù hợp. Bác sĩ có thể thử nhiều loại thuốc, và kết hợp các loại với nhau. Mỗi người phản ứng với thuốc theo cách khác nhau.

• Clozapine (Clozaril) có thể gây nên tình trạng giảm bạch cầu trong máu. Nếu bác sĩ kê toa clozapine, bạn cần đi xét nghiệm máu một hoặc hai tuần một lần.

• Tăng cân dân thuốc chống rối loạn tâm thần có thể gây tiểu đường và/hoặc cholesterol cao.

• Việc sử dụng thuốc chống rối loạn tâm thần thế hệ 1 có thể gây ra chứng rối loạn hệ thống thần kinh mạn tính (TD). TD gây chuột rút cơ bắp, thường ở xung quanh miệng.

• Tác dụng phụ khác của thuốc chống rối loạn tâm thần bao gồm cứng nhắc, run rẩy, co thắt cơ bắp, và bồn chồn. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang gặp phải những tác dụng phụ này.

Ghi nhớ rằng thuốc chỉ dùng để khắc phục triệu chứng. Mặc dù thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng tâm thần phân liệt, nhưng bản thân chúng không thể chữa khỏi bệnh này. Đây chỉ là một công cụ để giảm triệu chứng.[8] Can thiệp tâm lý chẳng hạn như liệu pháp cá nhân, đào tạo kỹ năng xã hội, phục hồi chức năng hướng nghiệp, hỗ trợ việc làm, và liệu pháp gia đình cũng có tác dụng kiểm soát tình trạng bệnh.

• Tìm thêm thông tin về phương pháp điều trị có thể kết hợp với thuốc để giảm triệu chứng.

Kiên nhẫn. Thuốc có thể mấy vài ngày, tuần, hoặc thậm chí lâu hơn để phát huy tác dụng hiệu quả. Hầu hết bệnh nhân thấy được kết quả khích lệ sau khi dùng thuốc sáu tuần, nhưng người khác lại phải mất vài tháng để cải thiện tình hình.

• Nếu không thấy bệnh thuyên giảm sau sáu tuần, bạn cần đi khám bác sĩ. Bạn sẽ được tăng hoặc giảm liều lượng, hay đổi thuốc khác.

• Không được ngừng thuốc chống rối loạn tâm thần đột ngột. Nếu muốn dừng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Kết quả hình ảnh cho psychophrenia treatment

Khám, tư vấn miễn phí các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi mạn tính, đau đầu, đau lưng, đau mỏi vai gáy, rối loạn tiền đình, rối loạn thần  kinh thực vậtmất ngủ, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá, thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.