Chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt là một quá trình lâm sàng diễn ra phức tạp mà trước đây là đề tài gây nhiều tranh luận. Bạn không thể tự mình chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt, mà phải nhờ một chuyên gia lâm sàng như bác sĩ chuyên khoa tâm thần hay nhà tâm lý học lâm sàng. Chỉ có chuyên gia về sức khỏe tâm thần mới có thể chẩn đoán chính xác bệnh tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ mình bị tâm thần phân liệt thì có thể tìm hiểu một số đặc điểm bệnh để có cái nhìn rõ hơn về chứng tâm thần phân liệt và xác định xem mình có nguy cơ hay không.
Để chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt, đầu tiên chuyên gia lâm sàng về sức khỏe tâm thần sẽ tìm triệu chứng thuộc 5 “nhóm” sau: Hoang tưởng, ảo giác, nói và suy nghĩ lộn xộn, hành vi có động cơ lộn xộn hoặc bất thường (bao gồm rối loạn tâm lý), và các triệu chứng tiêu cực cho thấy giảm hoạt động.
• Bạn phải có ít nhất 2 triệu chứng trở lên. Mỗi triệu chứng phải xảy ra trong khoảng thời gian đáng kể trong chu kỳ 1 tháng (ít hơn nếu triệu chứng đã được điều trị). Tối thiểu một trong hai triệu chứng đó phải thuộc nhóm ảo tưởng, ảo giác hoặc nói năng lộn xộn.
Nhận biết chứng hoang tưởng. Hoang tưởng là một niềm tin vô lý thường xuất hiện khi người bệnh nhận thấy mối đe dọa nào đó, nhưng tất cả những người khác đều không nhận thấy mối đe dọa này. hoang tưởng vẫn tiếp tục tồn tại dù có bằng chứng cho thấy điều đó không thể là sự thật.
• Có sự khác biệt giữa hoang tưởng và hoài nghi. Nhiều người đôi khi có những nghi ngờ không hợp lý, chẳng hạn như cho rằng đồng nghiệp đang “cố ý gây phiền toái cho mình” hoặc nghĩ rằng mình đang bị “vận xui đeo đuổi”. Bạn phải phân biệt dựa trên mức độ của những niềm tin này, liệu chúng có khiến bạn căng thẳng đến mức không thể làm việc hiệu quả.
• Ví dụ, nếu bạn tin là chính phủ đang theo dõi mình, đến độ không dám ra khỏi nhà để đi làm hay đi học thì đó là dấu hiệu niềm tin vô lý đang gây bất ổn trong cuộc sống.
• Thỉnh thoảng có những hoang tưởng rất kỳ quái, chẳng hạn như tin rằng bạn là một loài vật hay sinh vật siêu nhiên. Nếu bạn phát hiện mình tin vào điều gì nằm ngoài khả năng bình thường có thể xảy ra thì đây có khả năng là dấu hiệu của hoang tưởng (nhưng chắc chắn không phải là khả năng duy nhất).
Bạn có mắc chứng ảo giác không? Ảo giác là những trải nghiệm thuộc giác quan dường như có thật nhưng thực ra chỉ có trong tâm trí của bạn. Ảo giác thường xảy ra dưới dạng thính giác (nghe được), ảo thị (thấy được), ảo khứu (ngửi được), hoặc ảo giác xúc giác (sờ được, như cảm giác kiến bò trên da). Ảo giác có thể tác động tới bất kì giác quan nào.
• Ví dụ, bạn có thường xuyên cảm thấy có gì đó bò trên tay không? Có hay nghe thấy tiếng động dù không có người xung quanh? Bạn có nhìn thấy những thứ mà “lẽ ra không thể” ở đó, hoặc không có ai nhìn thấy?
Nghĩ về niềm tin tôn giáo và tập tục văn hóa. Có niềm tin mà người khác cho rằng “kỳ lạ” không có nghĩa bạn đang hoang tưởng. Tương tự như vậy, thấy những thứ mà người khác không thấy không phải luôn luôn là một ảo giác nguy hiểm. Niềm tin chỉ có thể phán xét là “hoang tưởng” hay nguy hiểm khi xét theo các tập tục tôn giáo và văn hóa ở địa phương. Niềm tin và cách nhìn nhận của mỗi người thường chỉ là dấu hiệu của chứng loạn thần hay tâm thần phân liệt nếu nó gây trở ngại bất lợi trong cuộc sống hằng ngày.
• Ví dụ, niềm tin cho rằng hành động xấu xa sẽ bị trừng phạt bởi “số kiếp” hay “nghiệp chướng” dường như khá kỳ quặc với một số nền văn hóa, nhưng hoàn toàn bình thường với các dân tộc khác.
• Cách nhìn nhận về ảo giác cũng tùy thuộc vào tập quán văn hóa. Ví dụ, trẻ em ở nhiều nền văn hóa có thể có ảo giác thính giác hay thị giác như nghe thấy giọng nói của người thân đã chết mà không bị xem là loạn tâm thần, và chúng cũng không mắc chứng loạn tâm thần khi lớn lên.
• Những người quá mộ đạo có nhiều khả năng thấy hoặc nghe một số điều khác thường, như nghe thấy giọng nói của thần thánh hoặc nhìn thấy thiên thần. Nhiều hệ thống tín ngưỡng chấp nhận các trải nghiệm này là thật và tốt, thậm chí là điều mà họ hằng tìm kiếm. Trừ khi trải nghiệm này gây căng thẳng hoặc nguy hiểm cho bản thân họ hoặc cho người khác, bình thường chúng không phải là điều đáng lo.
Cách nói năng và suy nghĩ của bạn có lộn xộn không? Bạn nên hiểu nói và suy nghĩ lộn xộn theo đúng nghĩa đen của nó. Nghĩa là bạn cảm thấy khó có thể trả lời thấu đáo và đầy đủ cho các câu hỏi. Câu trả lời của bạn thường lạc đề, rời rạc hoặc không hoàn chỉnh. Trong nhiều trường hợp, nói năng lộn xộn còn đi kèm theo sự bất lực hay không muốn nhìn thẳng vào người nghe, hoặc sử dụng cách giao tiếp không bằng lời, như dùng cử chỉ hay ngôn ngữ cơ thể. Bạn phải nhờ người khác chú ý xem có xảy ra điều này hay không.
• Với trường hợp bệnh nặng lời nói bị “đan xen lẫn lộn”, các chuỗi lời nói và ý nghĩ không liên quan với nhau và người nghe không thể hiểu.
• Cũng như các triệu chứng khác trong phần này, bạn phải xem xét tật nói và suy nghĩ “lộn xộn” trong bối cảnh văn hóa và xã hội nơi bạn sống. Ví dụ, một số tín ngưỡng cho rằng người ta sẽ nói bằng thứ ngôn ngữ kỳ lạ không thể hiểu khi được tiếp xúc với một nhân vật thần linh nào đó. Ngoài ra, văn kể chuyện cũng có cách kết cấu khác rất nhiều giữa các nền văn hóa, một số nơi có những câu chuyện truyền miệng tỏ ra “kỳ lạ” hoặc “bố cục lộn xộn” đối với người ngoài không quen với tập tục và văn hóa của người kể.
• Ngôn ngữ của bạn chỉ có thể xem là lộn xộn nếu người khác đã quen với tập tục văn hóa và tôn giáo của bạn mà vẫn không thể hiểu hay giải nghĩa được (hay trong các tình huống mà ngôn ngữ của bạn “lẽ ra” phải hiểu được).
Nhận diện hành vi loạn thần hay hoàn toàn hỗn loạn. Hành vi loạn tâm thần hay hoàn toàn hỗn loạn biểu hiện dưới một số cách khác nhau. Bạn có thể cảm thấy không tập trung, thậm chí không thể làm các công việc đơn giản như rửa tay, hoặc bị kích động, khờ khạo hay hứng thú một cách không tưởng tượng nổi. Động cơ hành vi “bất thường” biểu hiện dưới dạng hành vi không phù hợp, không tập trung, thái quá hoặc không có mục đích. Ví dụ, bạn khua tay điên cuồng hoặc làm động tác kì lạ.
• Rối loạn tâm thần là một dấu hiệu khác của động cơ hành vi bất thường. Đối với người bị tâm thần phân liệt nặng, họ có thể ngồi yên không nói trong nhiều ngày liên tục. Người bị loạn thần không phản ứng với yếu tố kích thích từ bên ngoài, chẳng hạn như gợi ý nói chuyện hay đụng chạm vào cơ thể như sờ và khều.
Đánh giá tình trạng mất chức năng. Triệu chứng tiêu cực là những triệu chứng cho thấy “suy giảm” biểu hiện hành vi “bình thường”. Ví dụ, suy giảm biểu hiện tình cảm là một “triệu chứng tiêu cực”, kể cả mất hứng thú với những thứ bạn từng thích hoặc mất động lực làm việc cũng được xem là suy giảm chức năng tiêu cực.
• Triệu chứng tiêu cực cũng có thể liên quan tới mặt nhận thức, chẳng hạn như khó tập trung. Các triệu chứng về mặt nhận thức thường gây tổn hại nhiều hơn và người khác dễ dàng nhận ra hơn so với chứng thiếu tập trung hay thiếu chú ý thường thấy ở người bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
• Không giống như bệnh thiếu chú ý (ADD) hoặc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), những khó khăn về mặt nhận thức diễn ra trong nhiều bối cảnh khác nhau của cuộc sống và gây rắc rối đáng kể.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038