Trao đổi thẳng thắn với bác sĩ. Hệ thống hỗ trợ vững chắc là một trong những yếu tố chính để điều trị thành công bệnh tâm thần phân liệt. Đội ngũ hỗ trợ có thể bao gồm chuyên gia sức khỏe tâm thần, gia đình, và bạn bè cũng như những người cùng mắc bệnh giống như bạn.
• Trao đổi với bạn bè và người thân về triệu chứng của mình. Họ có thể giúp bạn tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần để được điều trị.
• Thông thường những người bị tâm thần phân liệt gặp khó khăn trong việc quản lý gia đình ổn định bền vững. Nếu có thể ở chung với gia đình trong thời điểm khó khăn này, bạn có thể để gia đình chăm sóc cho đến khi triệu chứng được cải thiện.
• Các hình thức cư trú, chẳng hạn như nhà theo nhóm hoặc nhà hỗ trợ, có chức năng hỗ trợ bệnh nhân tâm thần phân liệt. Mỗi tỉnh thành có chính sách nhà ở khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thông tin từ cơ quan chính phủ có liên quan hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần khác để tìm hiểu về dịch vụ này.
Đối thoại với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu. Việc giao tiếp hiệu quả, thẳng thắn với chuyên gia tâm lý giúp bạn nhận được hình thức trị liệu tốt nhất từ họ. Thẳng thắn về triệu chứng của bản thân giúp bác sĩ kê toa phù hợp, không quá nhiều hoặc quá ít.
• Bạn có thể tìm kiếm chuyên gia khác nếu cảm thấy bác sĩ hiện tại không đáp ứng được nhu cầu của mình. Không nên ngưng điều trị thuốc mà chưa có kế hoạch dự phòng.
• Trao đổi thắc mắc với bác sĩ về vấn đề điều trị, tác dụng phụ của thuốc, triệu chứng dai dẳng, hoặc mối bận tâm khác.
• Sự tham gia của bạn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị triệu chứng hiệu quả. Phương pháp sẽ có tác dụng tốt nhất nếu bạn hợp tác với đội ngũ chăm sóc.
Tham gia nhóm hỗ trợ. Sự kỳ thị tâm thần phân liệt có thể gây khó chịu hơn triệu chứng bệnh. Trong nhóm hỗ trợ bao gồm những người cũng mắc bệnh, bạn có thể chia sẻ trải nghiệm của mình với những người khác. Việc tham gia nhóm hỗ trợ được chứng minh là một trong những cách hiệu quả để giảm thiểu khó khăn khi phải sống chung với tâm thần phân liệt và những bệnh thần kinh khác.
• Tại Hoa Kỳ, nhóm hỗ trợ đồng đẳng được cung cấp bởi các tổ chức sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như Schizophrenics Anonymous (SA) và NAMI. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể tìm kiếm thông tin nhóm hỗ trợ tại địa phương trên internet.
• Ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, nhóm hỗ trợ đồng đẳng cũng được thành lập trực tuyến. SA cung cấp nhóm hỗ trợ thông qua cuộc gọi hội nghị. Bạn có thể tìm nhóm hỗ trợ phù hợp với mình.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038