Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Các loại trầm cảm ẩn

Sau khi đã xác định rõ là trầm cảm, phải biết rằng một trạng thái trầm cảm có thể kết hợp với một bệnh tâm thần khác. Trầm cảm có thể làm tăng nặng một loại bệnh tâm thần khác hoặc có thể làm cho một bệnh tâm thần tiến triển phức tạp hơn; trong trường hợp này cần:

- Tìm ra bệnh chính mà trầm cảm chỉ là phụ

- Đôi khi, trầm cảm xuất hiện cùng một lúc với những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tâm thần khác. Triệu chứng bệnh cảnh sẽ đặc biệt hơn, những dấu hiệu của trầm cảm tăng cường với dấu hiệu điển hình của bệnh chính (ví dụ: trầm cảm không điển hình ở một bệnh nhân tâm thần phân liệt). Về mặt tiến triển, có thể gặp một rối loạn về thể chất và bệnh trầm cảm cộng với một bệnh tâm thần khác làm cho việc điều trị trở nên rất khó khăn.

 13 điều cần biết về chứng trầm cảm theo mùa - Ảnh 3.

Tương tự, trầm cảm có thể cộng thêm với một bệnh khác không phải tâm thần, hoặc có những lý do làm cho sự tiến triển của nó trầm trọng hơn (bệnh thực thể, bệnh do thầy thuốc).

Trong hai trường hợp này, người ta thường nói về “sự mất bù trừ trầm cảm của một bệnh tâm thần nào đó” hoặc của một trạng thái trầm cảm đối với một bệnh tâm thần hoặc một bệnh thực thể như trạng thái trầm cảm ở một bệnh nhân Parkinson.

Quan niệm về trầm cảm thứ phát xác nhận về sự kết hợp này. Trầm cảm thứ phát là trầm cảm kế tiếp hoặc kết hợp với một tổn thương thực thể hoặc với một triệu chứng tâm thần khác.

Sự kết hợp này không xác định về một sự liên hệ nguyên nhân giữa hai loại bệnh.

Để chẩn đoán trầm cảm nguyên phát (đối lập với sự chẩn đoán về trầm cảm thứ phát) có thể thực hiện, cần phải có sự hiện hữu của một hội chứng trầm cảm:

- Không có tiền sử của mọi rối loạn tâm thần, ngoài các giai đoạn bệnh thể chất (trầm cảm hoặc hưng cảm).

- Không có một bệnh nội khoa từ trước hoặc cùng lúc với hội chứng trầm cảm.

 13 điều cần biết về chứng trầm cảm theo mùa - Ảnh 6.

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại https://www.maihuong.gov.vn/vi/doi-ngu-chuyen-mon.htm - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038