Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Cách thoát khỏi trầm cảm

Buồn chán, thất vọng, mất hứng thú hoặc không tìm thấy niềm vui trong các hoạt động hàng ngày là những triệu chứng quen thuộc với tất cả chúng ta. Nhưng nếu chúng tồn tại và ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta một cách đáng kể, nó có thể là trầm cảm. Trầm cảm gây rất nhiều hậu quả, trong đó, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn biết 9 hậu quả phổ biến nhất, để từ đó sớm tự thoát khỏi chứng bệnh này nếu không may mắc phải.

Trầm cảm là rối loạn tâm trạng phổ biến, khiến người bệnh thường buồn bã, kèm theo hiện tượng dễ khóc. Họ thường mất động lực và suy giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả đối với điều từng yêu thích trước đây. Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và cách hành xử của người bệnh, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Người bệnh cần kiên trì và quyết tâm vượt qua chính mình. Ngoài những hướng dẫn dùng thuốc theo đơn của bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh, phương pháp trị liệu tâm lý có thể giúp bệnh nhân thay đổi cách suy nghĩ – hành xử, đồng thời điều chỉnh thói quen để nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh trầm cảm.

Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau để giúp ích trong quá trình vượt qua trầm cảm của mình:

• Lắng nghe bản thân. Bạn cần hiểu mình yêu thích, không thích điều gì, mình đang gặp khó khăn ở đâu, từ đó mới biết cách tháo gỡ vấn đề.

• Gạt bỏ những vấn đề hoặc các mối quan hệ khiến mình phải lo lắng, suy nghĩ quá nhiều. Không nên suy nghĩ quá nhiều về thái độ, hành động của những người xung quanh đó mà hãy học cách tìm niềm vui trong cuộc sống.

• Làm mới lại các mối quan hệ. Nếu bạn đã rút lui khỏi cộng đồng, hãy từng bước quay lại, chỉ đơn giản là ra ngoài và gặp gỡ mọi người, đi uống cà phê...

• Tập yoga hoặc tập thiền. Cảm giác lo âu, trầm cảm, giận dữ và các triệu chứng về thần kinh được cải thiện một cách đáng kể khi bạn tập yoga trong thời gian dài.

• Chia sẻ với bạn bè, người thân: Hãy chia sẻ với bạn bè và gia đình bạn, việc tìm kiếm sự an ủi có thể giúp giảm trầm cảm.

• Quan tâm đến bản thân trong thời điểm hiện tại, không quá chú trọng đến những mục tiêu xa vời.

• Đừng quá quan tâm đến những suy nghĩ của người khác về bản thân.

• Học cách chấp nhận thực tế cuộc sống không hoàn hảo như mình mong muốn...

Nếu đang mắc kẹt trong những suy nghĩ tiêu cực, chưa biết cách điều chỉnh bản thân, cũng như kiểm soát cảm xúc, hãy nên khám với bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần.

Anxiety and Depression Wellness Checklist - Alpha Kappa Psi

BS Thu chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần 0988079038

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo 0988 079 038.