Sử dụng giọng nói với âm điệu phù hợp. Nếu có người quen đang muốn tự sát, cần trò chuyện với họ về những điều mà mình phát hiện ra với một thái độ ân cần và không phán xét.
Biết lắng nghe. Giao tiếp bằng mắt thường xuyên, hết sức chú ý, và đáp lại với tông giọng nhẹ nhàng.
Đề cập vấn đề trực tiếp. Có thể bắt đầu như sau: “Mình thấy bạn đang rất sa sút tinh thần, mình thật sự rất lo lắng. Có phải bạn đang muốn tự sát?”
Nếu người này nói có, hãy hỏi câu tiếp theo: “Bạn có kế hoạch tự sát không?”
Nếu câu trả lời là có, gọi 113 ngay lập tức! Người này cần được trợ giúp khẩn cấp. Luôn túc trực bên cạnh họ cho đến khi nhân viên hỗ trợ đến.
Không làm cho tình hình xấu đi. Có những thứ tưởng là hữu ích, nhưng khi nói ra lại làm cho người đang muốn tự tử cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ hơn. Ví dụ, nên tránh nói những câu điển hình sau đây:
“Mai là một ngày mới. Mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn.”
“Mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên cảm thấy may mắn với những thứ mình đang có.”
“Bạn có quá nhiều thứ mà người khác ao ước/Bạn đang sở hữu những thứ tốt nhất cho bản thân mình.”
“Đừng lo. Mọi thứ/Bạn sẽ ổn thôi.”
Tránh tỏ thái độ đánh giá thấp. Có một số lời nói thể hiện rằng bạn không coi trọng cảm giác của ai đó. Không nói những câu như sau:
"Mọi thứ đâu đến nỗi tệ."
“Bạn sẽ không dám làm tổn thương mình đâu.”
“Mình cũng từng ở trong hoàn cảnh này, và rồi cũng vượt qua được.”
Không giữ bí mật. Nếu nghe được tâm sự của một người nào đó rằng họ đang có ý định tự tử, không nên giữ kín điều này. Hãy ra tay giúp đỡ họ càng sớm càng tốt. Việc giữ bí mật chỉ làm trì hoãn sự hỗ trợ cần thiết.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo 0988 079 038.