Em trai tôi học lớp 5, trong lớp có 1 cậu bé hay bị các bạn khác trêu chọc vì thích chơi các trò chơi của bạn gái. Suốt 5 năm, cậu bé đó đã chịu đựng đủ mọi trò bắt nạt mà đám bạn làm với cậu: ném thước kẻ, lấy bút, vứt tẩy, vứt sách vở và cặp từ ban công xuống sân trường, bị gọi là “thằng bê-đê”, bị giựt tóc, đánh vào mặt…
Em trai tôi cố gắng bênh vực bạn không được, cũng đành im lặng và tránh xa mọi cuộc bắt nạt tàn nhẫn kia. Cuối cùng, vừa mới 3 tuần trước, cậu bé bị bắt nạt đã lao ra ban công, định nhảy xuống tự tử từ tầng 5 - nơi lớp học địa ngục cậu phải chịu đựng suốt những năm tháng thơ ấu của mình.
Thật may là cậu bé đó được kéo lại kịp thời. Nhưng nỗi ám ảnh về một đứa trẻ mới 10 tuổi đã nghĩ đến cái chết vì bị trầm cảm kéo dài suốt nhiều năm, là hệ quả của những trận bắt nạt có tổ chức khiến tôi thấy lạnh người.
Trầm cảm có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào và những người thân xin đừng thờ ơ, vô tâm, bỏ bê những người đang kề cận bên cạnh mình. Những cảm xúc tiêu cực cần được lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu.
Khi một ai đó nói họ thấy chán nản, buồn rầu và bi quan, xin hãy quan tâm họ nhiều hơn nữa. Hãy hỏi họ bạn có thể làm gì để giúp họ cảm thấy tốt hơn, không phải ai cũng có thể tự giải thoát cho mình, rất nhiều người cần đến sự giúp đỡ của bạn.
Khi ai đó nói họ mệt mỏi rồi, công việc này chán quá, cuộc sống cũng không còn gì hứng thú nữa thì hãy tin là như vậy. Dù người đó có giàu có, giỏi giang và xinh đẹp thì không có nghĩa họ không bị trầm cảm. Hãy ôm lấy họ, nói rằng bạn nghỉ ngơi đi, chúng mình đi ăn và nghe nhạc nhé, công việc cứ tạm gác sang một bên, tận hưởng cuộc sống theo một cách khác.
Nếu Jonghyun được lắng nghe khi cậu ấy tuyệt vọng nhất, nếu cậu ấy có một kì nghỉ vào lúc cậu ấy cần, và người ta không đặt quá nhiều kỳ vọng vào cậu ấy thì có lẽ mọi chuyện đã khác.
Nếu cậu bé học cùng lớp em trai tôi được cha mẹ quan tâm hơn, thầy cô sát sao với việc bắt nạt học đường hơn, và cả những bố mẹ của những đứa trẻ đi bắt nạt cũng hiểu con cái mình hơn, thì đã chẳng có vụ tự tử bất thành nào xảy ra.
Trầm cảm không phải dấu hiệu của tính tình nhu nhược, yếu đuối mà nó là một căn bệnh thật sự và vô cùng nguy hiểm nếu không được quan tâm, chữa trị kịp thời. Xin đừng thờ ơ với nó bởi nó có thể tước đi mạng sống của bạn, hoặc chính người thân của bạn lúc nào không hay.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại https://www.maihuong.gov.vn/vi/doi-ngu-chuyen-mon.htm - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038