Sử dụng thuốc trầm cảm không gây hại cho hệ thần kinh.
Trong trường hợp trầm cảm nhẹ, người bệnh vẫn còn nhận thức được, vẫn biết mình còn nghị lực để vượt qua thì có thể dùng liệu pháp tâm lý như liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp hoạt động... Ngoài ra, những trường hợp trầm cảm mức độ vừa và nặng, cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh, nhận được tư vấn của bác sĩ, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Trầm cảm là do sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh trung ương như serotonin, norepinephrin, dopamin. Việc sử dụng các thuốc chống trầm cảm như thuốc tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI),thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc tái hấp thu serotonin và norepinephrin (SNRI)... Các liệu pháp tâm lý chỉ có thể điều trị được trầm cảm mức độ nhẹ do căn nguyên stress, không thể thay thế phương pháp dùng thuốc. Thuốc là chỉ định bắt buộc với người mắc trầm cảm mức độ vừa và nặng.
Thuốc chống trầm cảm có tác dụng ức chế sự phân hủy, ức chế sự thu hồi chất dẫn truyền thần kinh về vị trí xuất phát, chỉ phục hồi các chất này về ở ngưỡng như cũ mà không kích thích cơ thể sản xuất làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh lên quá ngưỡng cần thiết.
Vì vậy, nếu tuân thủ đúng hướng dẫn và khám lại định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, thuốc đưa người bệnh từ trạng thái trầm cảm trở về cảm xúc của người đó như ban đầu, chứ không hề thay đổi theo chiều hướng khác. Từ đó, có thể nói thuốc chống trầm cảm không gây hại thần kinh. Khi dùng, thuốc phát huy hiệu lực; khi ngừng dùng sẽ hết hiệu lực sau một thời gian, thuốc không gây tích lũy, không gây nghiện.
Thuốc chống trầm cảm có thể cần tới 8 tuần mới bắt đầu cho thấy hiệu quả thật sự. Người bệnh không nên quá lo lắng, căng thẳng mà cần kiên trì dùng thuốc theo hết phác đồ. Không bỏ lỡ hoặc ngừng thuốc đột ngột trước khi phác đồ kết thúc.
Nếu chỉ vì sợ thuốc gây hại mà không chịu dùng thuốc, những thiệt hại do mắc bệnh có thể lớn gấp nhiều lần. Trầm cảm nặng mà không dùng thuốc, những suy nghĩ tiêu cực có thể dẫn tới hậu quả rất khôn lường, liên quan đến tính mạng.
Muốn điều trị dứt điểm bệnh trầm cảm, người bệnh phải kiên trì tuân thủ đúng theo hướng dẫn và chỉ định về liều lượng, cũng như việc duy trì thời gian uống thuốc, không vì thấy bệnh đã thuyên giảm mà bỏ thuốc đột ngột, không theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.