Bệnh trầm cảm có thể điều trị bằng các loại thuốc chống trầm cảm, dùng tâm lý trị liệu, hay biện pháp sốc điện. Tất cả những biện pháp điều trị đều có những lưu ý cần phải biết để tránh gây ra những hậu quả không đáng có.
Bền bỉ khi điều trị
Khi mắc bệnh trầm cảm, bạn sẽ không thể điều trị khỏi ngay được, bởi các loại thuốc chống trầm cảm có thể không có hiệu lực trong vòng 4-6 tuần đầu sau khi sử dụng. Thậm chí, trong một số trường hợp, một số loại thuốc có thể không có tác dụng và bạn cần phải thử thay thế bằng một loại thuốc khác. Tuy nhiên, bạn đừng tuyệt vọng nhé.
Thông thường một người bị trầm cảm khi điều trị thuốc đúng cách, đúng liều phải trải qua một thời gian khá lâu (khoảng 70% thời gian điều trị). Bạn thường phải trải qua nhiều liệu pháp điều trị khác nhau trước khi có được liệu pháp điều trị phù hợp nhất với mình.
Dùng thuốc theo chỉ dẫn
Bạn nên có thói quen uống thuốc tại cùng một thời điểm trong ngày. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy dễ nhớ hơn việc uống thuốc không có giờ giấc hoặc cùng với các hoạt động khác như đánh răng, ăn sáng...
Hãy chắc chắn, bạn không bao giờ bỏ lỡ một liều thuốc nào và sử dụng theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ dẫn.
Không ngừng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ
Nếu bạn cần ngừng uống một loại thuốc điều trị trầm cảm nào đó vì bất cứ lý do nào hãy thông báo với bác sĩ để họ có thể giảm dần liều lượng cho bạn. Nếu bạn dừng thuốc đột ngột, bạn có thể gặp tác dụng phụ của thuốc ngay. Ngoài ra, ngừng thuốc đột ngột cũng có thể khiến bạn bị trầm cảm trở lại.
Đừng cho rằng bạn có thể ngừng dùng thuốc khi cảm thấy tình trạng bệnh tốt hơn. Thực tế, nhiều người vẫn cần phải điều trị liên tục ngay cả khi tình trạng bệnh của họ đã được cải thiện. Do đó, nếu hiện tại bạn cảm thấy tốt hơn thì có thể là do thuốc điều trị đang làm việc, do vậy bạn nên tiếp tục uống.
Thay đổi lối sống
Để điều trị thành công, bạn cần phải thay đổi lối sống của mình bằng việc ăn nhiều những thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều trái cây và rau quả - những thực phẩm ít đường và ít chất béo. Ngoài ra, bạn nên chú ý để có được một giấc ngủ ngon ban đêm.
Giảm căng thẳng trong công việc
Nếu như những công việc ở nhà hay ở cơ quan đang quá tải với bạn, đừng ngần ngại yêu cầu sự chia sẻ, trợ giúp từ người thân, đồng nghiệp. Đừng để áp lực công việc lại biến nguy cơ trầm cảm của bạn trở lên trầm trọng thêm.
Hãy trung thực khi điều trị bệnh
Để nhận biết và đến bác sĩ điều trị bệnh trầm cảm không phải là một điều dễ dàng đối với những người bị trầm cảm. Nhưng nếu bạn không trung thực thì quá trình trị liệu sẽ dài và không thành công.
Nếu bạn nghi ngờ về quá trình trị liệu hoặc phương pháp trị liệu của bạn, đừng giấu bác sĩ. Bác sĩ sẽ cùng với bạn tạo ra một phương pháp điều trị mới để việc điều trị đúng hướng.
Bên cạnh đó, nếu trong quá trình trị liệu, bạn có những ý tưởng mới, hãy cởi mở nói cho bác sĩ biết và cho bạn thử tiếp cận phương pháp này.
Không bao giờ tuyệt vọng
Có thể bạn cảm thấy tuyệt vọng ngay trong quá trình điều trị vì cảm thấy dường như không bao giờ bệnh có thể tốt hơn được. Tuy nhiên, cảm giác đó sẽ khiến cho triệu chứng tình trạng bệnh hiện nay của bạn tồi tệ. Hãy tự cho mình thêm thời gian và chăm chỉ điều trị nhé.
Tránh gây tổn thương cho người bệnh
Khi người bệnh tham gia liệu pháp đối thoại để chữa bệnh trầm cảm, bởi tinh thần người bệnh rất u uất và thiếu lạc quan, phản ứng lại chậm chạp, do đó, với vai trò là người trò chuyện, bạn nên để ý cách nói chuyện và thái độ của bạn, tránh bực bội, thiếu kiên nhẫn… gây nên sự sợ hãi và sợ nói chuyện hơn ở người bệnh. Luôn cười và tạo không khí vui tươi, hài hước là điều rất cần thiết.
Đó là toàn bộ những lưu ý khi bạn tham gia điều trị bệnh trầm cảm, bạn nên tham khảo để hỗ trợ điều trị bệnh có kết quả tốt hơn.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại https://www.maihuong.gov.vn/vi/doi-ngu-chuyen-mon.htm - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038