Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Điều trị trầm cảm ở trẻ em như thế nào

Trầm cảm là rối loạn có thể điều trị được. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu trầm cảm, gia đình nên đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Các biện pháp điều trị bao gồm điều trị thuốc, liệu pháp tâm lý và giáo dục cho trẻ và gia đình. Tùy thuộc mức độ trầm cảm, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp về lựa chọn điều trị.

Liệu pháp tâm lý

Các liệu pháp tâm lý thường được áp dụng đối với các trường hợp trầm cảm mức độ nhẹ và vừa. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) được biết rộng rãi như một hoạt động can thiệp hiệu quả đối với trẻ em và trẻ vị thành niên. Các nghiên cứu chỉ ra rằng như với người trưởng thành, cả trẻ em và vị thành niên thể hiện sự cải thiện ổn định với những phương pháp này. Kỹ thuật thư giãn cũng cho thấy hữu ích như một điều trị phụ thêm cho trầm cảm nhẹ và vừa. Các cuộc gặp mặt gia đình, liệu pháp tương tác cá nhân (IPT), phỏng vấn tạo động lực, trị liệu nhóm,…là các phương pháp được chứng minh hiệu quả. Sự giáo dục và tham gia của gia đình là nhân tố điều trị cần thiết cho trẻ trầm cảm, bởi chức năng tâm lý trẻ trầm cảm có thể duy trì suy giảm thời gian dài, thậm chí sau khi giai đoạn trầm cảm đã thuyên giảm, hỗ trợ xã hội lâu dài từ gia đình và (trong một số trường hợp) can thiệp kỹ năng xã hội là rất cần thiết.

Đặc biệt, rất cần có sự tham gia hỗ trợ của nhà trường trong việc phát hiện sớm, giáo dục kiến thức, liên kết gia đình và các nhà chuyên môn trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị cho các trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó có trầm cảm. Đối với những trẻ có biểu hiện có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc tự sát, cần loại bỏ những vật sắc nhọn hoặc dây thừng trong môi trường xung quanh trẻ và luôn có sự giám sát của cha mẹ hoặc người chăm sóc.

Liệu pháp hóa dược

Hoạt chất dược lý trong nhóm ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs) được chấp nhận rộng rãi như can thiệp hàng đầu cho rối loạn trầm cảm mức độ vừa đến nặng ở trẻ em và vị thành niên. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên ngắn đã chứng minh hiệu quả của fluoxetin, citalopram (Celexa) và Sectalin (Zoloft) được so sánh với placebo trong điều trị trầm cảm điển hình ở trẻ em và vị thành niên.

Thuốc chống trầm cảm cần được sử dụng một cách thận trọng, vì chúng có thể kích hoạt trạng thái hoảng loạn hoặc hiếu động ở trẻ em bị rối loạn lưỡng cực. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo nếu sử dụng không đúng cách, các loại thuốc điều trị trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến ý nghĩ và hành động tự tử do trầm cảm hoặc các chứng rối loạn tâm lý khác.

Trẻ em nên được theo dõi chặt chẽ về sự xuất hiện của các tác dụng phụ về hành vi (ví dụ, giải ức chế, kích hoạt hành vi), thường xảy ra nhưng thường từ nhẹ đến trung bình. Thông thường, giảm liều thuốc hoặc thay đổi một loại thuốc khác sẽ loại bỏ hoặc làm giảm các hiệu ứng này. Hiếm khi, những ảnh hưởng như vậy là nghiêm trọng (ví dụ, hung tính, tăng việc tự sát). Các tác dụng phụ về hành vi là không đồng nhất và có thể xảy ra với bất kỳ thuốc chống trầm cảm và bất cứ lúc nào trong quá trình điều trị. Do đó, trẻ em và vị thành niên uống các loại thuốc này phải được theo dõi chặt chẽ.

Nghiên cứu dựa trên người trưởng thành đã cho thấy các thuốc chống trầm cảm hoạt động trên cả hệ thống serotonergic và adrenergic/dopaminergic có thể hiệu quả hơn; tuy nhiên, các loại thuốc như vậy (ví dụ, duloxetine, venlafaxine, mirtazapine, một số thuốc ba vòng, đặc biệt là clomipramine) cũng có khuynh hướng có nhiều tác dụng phụ hơn. Các loại thuốc này có thể đặc biệt hữu ích trong các trường hợp kháng thuốc. Các thuốc chống trầm cảm không thuốc hệ serotonergic như bupropion và desipramine cũng có thể được sử dụng cùng với các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) để tăng hiệu quả. Trong trầm cảm rất nặng, các triệu chứng loạn thần có thể cần điều trị bằng thuốc chống loạn thần.

Kích thích từ xuyên sọ - mặc dù chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để sử dụng cho thanh niên khi bệnh nhân không đáp ứng hoặc không dung nạp thuốc. Các nghiên cứu sơ bộ về kích thích từ xuyên sọ ở thanh thiếu niên cho thấy các tác dụng lâm sàng và khả năng dung nạp tương tự như ở người lớn. Các nghiên cứu lớn hơn đang diễn ra sẽ sớm cung cấp thêm dữ liệu về kích thích não không xâm lấn trong trầm cảm ở tuổi vị thành niên.

Cũng như ở người lớn, sự tái phát là phổ biến. Trẻ em và vị thành niên nên được điều trị trong ít nhất 1 năm sau khi các triệu chứng đã hết. Hầu hết các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ em có trải qua ≥ 2 giai đoạn trầm cảm chủ yếu được điều trị vô thời hạn.

Trong quá trình điều trị trầm cảm, cần thường xuyên theo dõi các biểu hiện bất thường để kịp thời ngăn ngừa nguy cơ trẻ tự tử. Dưới đây là những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em có thể cảnh báo nguy cơ tự tử: Trẻ thường xuyên gặp tai nạn,  xu hướng hướng hành động liều lĩnh, hay nói về sự chết chóc, trẻ lạm dụng chất kích thích (rượu bia…), có sự cách ly hay tách biệt với xã hội, bao gồm cả mối quan hệ trong gia đình, xuất hiện nhiều triệu chứng trầm cảm (thay đổi về ăn uống, ngủ nghỉ, hoạt động thường ngày),...

Các biện pháp phù hợp với gia đình và nhà trường phải kèm theo việc điều trị trực tiếp cho trẻ để tiếp tục tăng cường hoạt động chức năng và cung cấp chỗ ở thích hợp cho việc giáo dục. Việc nằm viện ngắn có thể là cần thiết trong các cơn khủng hoảng cấp tính, đặc biệt khi xác định hành vi tự sát.

Đối với trẻ trước tuổi vị thành niên, liệu pháp tâm lý theo sau, nếu cần, dùng thuốc chống trầm cảm. Đối với thanh thiếu niên (như người lớn), sự kết hợp của liệu pháp tâm lý và thuốc chống trầm cảm thường có hiệu quả cao hơn phương thức sử dụng đơn lẻ. Đối với trẻ trước vị thành niên, tình hình rõ ràng hơn nhiều. Hầu hết các bác sĩ lâm sàng lựa chọn liệu pháp tâm lý ở trẻ nhỏ; tuy nhiên, thuốc có thể được sử dụng ở trẻ nhỏ (fluoxetine có thể được sử dụng ở trẻ em ≥ 8 tuổi), đặc biệt khi trầm cảm trầm trọng hoặc chưa đáp ứng với liệu pháp tâm lý.

Nghiên cứu cho thấy trầm cảm có thể dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý nghiêm trọng sau này nên việc chẩn đoán và điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng. Là người làm cha mẹ với rất nhiều áp lực nuôi dạy con, đôi khi bạn có thể không nhận ra dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em, đặc biệt nhiều người còn có xu hướng phủ nhận tình trạng này do ảnh hưởng của định kiến xã hội về “bệnh thần kinh” hay “bệnh tâm thần”. Vì vậy, bạn cần hiểu được mức độ quan trọng của việc sớm nhận ra các dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em để kịp thời điều trị, cần để tâm đến từng dấu hiệu nhỏ nhất.

Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.