Với xu hướng trẻ hoá, ngày càng nhiều các bạn trẻ mắc bệnh trầm cảm và biểu hiện ngày càng cực đoan. Việt Nam, có khoảng 30% dân số từng có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Mỗi năm, đất nước chúng ta có khoảng 35.000 đến 40.000 người tự sát do trầm cảm, gấp 2 đến gấp 3 số lượng người thương vong do tai nạn giao thông.
Trong thời điểm mà những cuộc đối thoại trực tiếp càng lúc càng ngắn, sợi dây kết nối cảm xúc trực tiếp càng nhỏ lại, nhường chỗ cho những cuộc đối thoại online càng lúc càng nhiều, nguy cơ phát triển trầm cảm trở nên nhanh hơn bao giờ hết.
Trầm cảm đang có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt ở thanh thiếu niên.
Số liệu khảo sát của Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 khiến không ít người trong chúng ta giật mình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm, rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu như di truyền, sang chấn tâm lý, áp lực từ gia đình và xã hội.
Đặc biệt, ở lứa tuổi thanh thiếu niên, khi tâm sinh lý đang trong giai đoạn phát triển, các em cũng nhạy cảm hơn trước những thay đổi trong cuộc sống. Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác mà chỉ ở lứa tuổi này thường gặp phải như thất bại trong chuyện tình cảm hay áp lực từ việc học tập, thi cử.
Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, mỗi năm có trên 33.000 lượt bệnh nhân trẻ em (từ 17 tuổi trở xuống) đến khám, điều trị và năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong số này, có gần 2.000 ca bị rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu do những căng thẳng liên quan đến học tập, gia đình, môi trường sống, bạn bè...
Cũng theo thống kê này, cứ 20 trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên thì có 1 em bị trầm cảm. Đáng lo ngại hơn, có tới hơn 50% trẻ đang bị trầm cảm sẽ có khả năng tái phát lúc trưởng thành.
Chủ đề này không phải là mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ. Khoảnh khắc mây đen kéo tới cuộc đời các em, dù đó là cuộc chiến cam go, thì cũng đã được chia sớt bởi nhiều người yêu thương. Cầu mong cho tất cả những ai phải đối mặt với khoảnh khắc này trong đời sẽ có được người luôn bên cạnh họ, trong hiểu biết, để sẻ chia. Những cái nắm tay trong khoảnh khắc này có thể làm thay đổi một cuộc đời.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, rối loạn tâm thần nội sinh, do stress hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại https://www.maihuong.gov.vn/vi/doi-ngu-chuyen-mon.htm - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038