Trầm cảm là căn bệnh tâm thần có thể gây ra rất nhiều hậu quả nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là lứa tuổi học sinh. Trầm cảm có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể cướp mất tính mạng bệnh nhân bất cứ khi nào. Trầm cảm nếu cứ lặp đi lặp lại liên tục và không được can thiệp kịp thời thì có thể gây nên một số tác hại nghiêm trọng sau đây:
1. Học tập sa sút: Hậu quả lớn nhất của tình trạng trầm cảm ở trẻ em là ảnh hưởng đến kết quả học tập. Trẻ sẽ không còn hứng thú đối với việc học, dễ mất tập trung, trí nhớ cũng dần suy giảm và không thể hoàn thành được những công việc được giao. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho kết quả học tập bị sa sút đáng kể. Nhiều trường hợp trẻ trầm cảm nặng sẽ nhiều khả năng không thể tiếp tục đến trường. Trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và cảm thấy khó chịu khi phải ngồi vào bàn học.
2. Mất tập trung, trí nhớ kém: Thông thường, trẻ sẽ có khả năng ghi nhớ và tiếp thu tốt các chi tiết, sự kiện xảy ra xung quanh. Tuy nhiên, khi trẻ bị trầm cảm, khả năng này sẽ bị suy giảm. Trẻ gặp vấn đề về trí nhớ, quên nhiệm vụ. Khó chú ý hoặc khó tập trung vào một hoạt động trong thời gian dài. Những giai đoạn trầm cảm ở trẻ sẽ dẫn đến sự chậm phát triển về nhận thức so với các bạn cùng trang lứa. Thông thường trẻ sẽ chậm nói, chậm đi, chậm đứng,…
3. Nhận thức sai lệch: Nếu các triệu chứng của bệnh trầm cảm không sớm được phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ khiến cho trẻ dần xuất hiện các suy nghĩ lệch lạc. Trẻ đang trong giai đoạn phát triển toàn diện về nhận thức và hành vi, do đó nếu sức khỏe tinh thần không được ổn định sẽ khiến cho trẻ dần bị lệch hướng, trẻ sẽ nhận thức không đúng về cuộc sống, những người xung quanh hoặc ngay chính bản thân mình. Thực tế cũng có rất nhiều trường hợp trẻ bị trầm cảm bị lệch lạc về giới tính của bản thân, gây nên nhiều ảnh hưởng xấu về sau.
4. Mất dần các mối quan hệ: Những trẻ bị trầm cảm thường sẽ rất ngại giao tiếp và trò chuyện với người khác, kể cả những thành viên trong gia đình. Trẻ sẽ có xu hướng muốn tự cô lập bản thân và tự tách biệt khỏi xã hội. Nếu tình trạng bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn, có thể trẻ sẽ không chịu nói chuyện, trở nên khép kín hơn. Từ đó sẽ làm hạn chế và mất dần các mối quan hệ từ bạn bè cho đến những người thân thiết trong gia đình. Hầu hết bệnh trầm cảm ở trẻ em đều có xu hướng muốn sống khép kín. Trẻ ngại giao tiếp và tiếp xúc với mọi người xung quanh, không muốn chia sẻ, tâm sự với ai.
5. Phát sinh các tệ nạn xã hội: Các chuyên gia cho biết rằng, nếu các triệu chứng mệt mỏi, chán nản, tuyệt vọng, bi quan của bệnh trầm cảm không sớm được cải thiện sẽ khiến cho trẻ dễ rơi vào tình trạng lạm dụng các chất kích thích, gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma túy,…Các chất này có thể giúp cho người bệnh tạm thời giảm bớt các lo âu, căng thẳng. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng lại gây hại rất lớn đối với sức khỏe, thậm chí sẽ làm gia tăng mức độ của bệnh lý. Đặc biệt hơn, khi trẻ lạm dụng quá nhiều có thể dẫn đến những hành vi mất kiểm soát, gây ra các tệ nạn xã hội và hậu quả đáng tiếc.
6. Ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài: Hầu hết những trẻ bị trầm cảm ở lứa tuổi học sinh dễ mắc các rối loạn ăn uống. Trẻ thường chán ăn, ăn không ngon miệng và luôn bỏ bữa, một số trường hợp sẽ thèm ăn liên tục, ăn không kiểm soát. Ăn uống thất thường sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sự phát triển thể chất của trẻ. Không được bổ sung đầy đủ các chất cần thiết sẽ làm ảnh hưởng đến cân nặng, chiều cao, sức đề kháng, tư duy, trí tuệ của trẻ. Với trẻ dưới 2 tuổi, thói quen bú mẹ sẽ bị đảo ngược. Trẻ từ 3 tuổi trở lên sẽ biếng ăn, bỏ ăn hoặc ngược lại và không kiểm soát được.
7. Nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn khác: Trầm cảm ở học sinh luôn khiến cho trẻ rơi vào trạng thái bất ổn về tâm lý. Trẻ luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, mất dần niềm tin vào cuộc sống và không còn hứng thú với các hoạt động xung quanh, ngay cả những việc mà bản thân từng yêu thích. Nếu tình trạng nặng hơn có thể xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm nặng có thể gây nên nhiều hoang tưởng, ảo giác, làm gia tăng nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn tâm thần khác như rối loạn lo âu, ám ảnh cưỡng chế, rối loạn cảm xúc,…
8. Rối loạn giấc ngủ: Hầu hết các trường hợp đều kèm theo mất ngủ. Trẻ không thể ngủ ngon giấc hoặc hay giật mình và quấy khóc liên tục về đêm. Theo thống kê nhận thấy có khoảng hơn 80% các trường hợp bị trầm cảm bị mất ngủ liên tục, người bệnh cảm thấy khó ngủ, thường xuyên mơ gặp ác mộng, hay tỉnh giấc giữa đêm,…Tuy nhiên, một số luôn buồn ngủ, đặc biệt là ban ngày. Rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe tổng thể, thậm chí gia tăng mức độ căng thẳng. Bệnh nhân sẽ luôn ở trong trạng thái lờ đờ, chán chường, thiếu sức sống, không muốn thực hiện bất kì việc gì, kể cả việc đơn giản nhất.
9. Giảm khả năng miễn dịch: Trầm cảm kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, từ đó làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Vì thế những trẻ bị trầm cảm sẽ thường rất dễ bị những bệnh vặt như cảm cúm, cảm lạnh. Tình trạng này có thể xuất phát từ các hormone gây stress được sản sinh quá nhiều và tồn tại quá lâu trong cơ thể. Điều này cũng có thể giải thích cho tình trạng thường xuyên bị cảm của những người phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng.
10. Bất thường về tâm lý: Khi bị trầm cảm trẻ thường có tâm trạng u uất, suy nghĩ tiêu cực luôn xuất hiện. Cảm thấy lo lắng, thường xuyên tức giận, bồn chồn mà không rõ nguyên nhân cụ thể.
11. Tự sát: Những người bị trầm cảm luôn cảm thấy bản thân vô dụng, cho rằng mình đang là gánh nặng của mọi người. Do đó họ sẽ dần mất niềm tin vào cuộc sống, luôn nghĩ rằng bản thân không xứng đáng được sống. Lâu dần họ sẽ có suy nghĩ về cái chết và xuất hiện các hành vi tự làm tổn thương bản thân hoặc nguy hiểm hơn là tự sát. Có rất nhiều trường hợp trầm cảm ở học sinh tự sát vì không nhận được sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời từ gia đình và nhà trường. Rối loạn trầm cảm chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hành vi tự sát và tự sát ở trẻ em. Hơn 70% trẻ em bị rối loạn trầm cảm không được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Hậu quả của bệnh trầm cảm ở trẻ em rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, kết quả mà còn có thể cướp đi tính mạng của trẻ. Do đó, nhà trường và gia đình nên chú ý quan tâm để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường ở trẻ. Nhận biết sớm sẽ góp phần quan trọng cải thiện sức khỏe và ngăn chặn các tác hại lâu dài về sau.
Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.