Liệt kê danh sách những gì chúng ta yêu thích.
Danh sách sẽ bao gồm những điều đã giúp ta đối phó với ý nghĩ tự sát trong quá khứ. Viết tên của người bạn thân hoặc người thân mình yêu quý nhất, địa điểm yêu thích, bản nhạc, bộ phim, loại sách đã từng cứu sống chính mình. Chúng ta cũng nên viết về những việc nhỏ bé như thức ăn, môn thể thao yêu thích, cả những thứ to tát hơn như sở thích và niềm đam mê đã giúp ta thức giấc vào mỗi buổi sáng.
• Viết về điều mà ta hài long với bản thân mình – tính cách, đặc điểm hình thể, thành tựu, và mọi thứ khiến ta tự hào.
• Viết ra hoạt động dự kiến sẽ thực hiện trong tương lai – những nơi ta muốn đến, đứa trẻ mà ta muốn sinh ra, người mà ta yêu, trải nghiệm mà ta luôn muốn có.
• Cũng khá hữu ích nếu ta nhờ bạn bè hoặc người thân yêu thiết lập danh sách này. Trầm cảm, lo lắng và những nguyên nhân phổ biến khác hình thành suy nghĩ muốn tự sát có thể ngăn cản bản than chúng ta nhận thức được mức độ tuyệt vời và đặc biệt của bản thân.
Lập danh sách những tác nhân gây xao nhãng
Đây không phải là danh sách "thói quen lành mạnh" hoặc "kỹ thuật cải thiện bản thân", không phải là danh sách mọi hành động có thể làm để không tự sát khi suy nghĩ tiêu cực vượt ngoài khả năng chịu đựng. Nên nhớ lại những cách làm có hiệu quả trong quá khứ, viết về cách làm đó. Sau đây là ví dụ:
• Dùng bữa tại nhà hàng yêu thích.
• Gọi điện thoại chuyện trò với bạn cũ.
• Xem chương trình TV và bộ phim yêu thích.
• Đọc lại quyển sách yêu thích và có thể đem lại sự thoải mái.
• Đi “phượt”.
• Xem lại những email cũ khiến tâm trạng tốt hơn.
• Vui đùa với thú cưng trong công viên.
• Đi dạo hoặc chạy bộ để tâm trí thoáng đãng.
Liệt kê danh sách mọi thành viên trong hệ thống hỗ trợ của chúng ta. Nên viết ra ít nhất tên của 5 người và số điện thoại của người đáng tin cậy, những người luôn có mặt ngay khi được gọi điện. Nên viết thêm thông tin liên lạc của một vài người khác, phòng khi ai đó không thể bắt máy.
• Viết tên và số điện thoại của nhà trị liệu và thành viên của nhóm hỗ trợ.
• Ghi chép lại tên gọi và số đường dây nóng khẩn cấp.
Viết về kế hoạch an toàn. Kế hoạch an toàn là kế hoạch sẽ giúp ích khi ai đó có ý định tự sát. Trong khoảnh khắc hiện tại, chúng ta sẽ không biết phải làm gì để giúp bản thân cảm thấy tốt hơn. Viết ra kế hoạch sẽ giúp chúng ta vượt qua cảm xúc nhất thời và giữ an toàn cho bản thân. Sau đây là ví dụ về kế hoạch an toàn:
• Đọc danh sách Yếu tố mà Mình Yêu thích. Nhắc nhở bản thân về điều mà mình yêu thích và đã từng ngăn mình tự sát trước đây.
• Thử thực hiện một hoạt động nào đó trong danh sách Tác nhân Xao nhãng Tốt. Cân nhắc xem liệu mình có thể khiến bản thân ngừng suy nghĩ về việc tự vẫn với hoạt động đã từng đem lại hiệu quả trong quá khứ.
• Gọi điện thoại cho người có mặt trong danh sách Hệ thống Hỗ trợ của Bản thân. Không ngừng gọi điện cho đến khi mình liên lạc được với một người đó, người có thể trò chuyện với mình lâu như mình muốn.
• Trì hoãn kế hoạch và biến ngôi nhà thành nơi an toàn hơn. Khóa kín tủ chứa vật dụng mà mình có thể sử dụng để làm hại bản thân, sau đó, suy nghĩ kỹ càng về mọi việc trong vòng ít nhất là 48 giờ.
• Nhờ một người nào đó đến ở cùng mình. Nhờ họ ở bên cạnh mình cho đến khi mình cảm thấy ổn hơn.
• Đến bệnh viện.
• Gọi dịch vụ khẩn cấp.
• Gửi bản sao kế hoạch của bạn cho bạn bè hoặc người thân yêu đáng tin cậy.
• Mỗi khi muốn tự sát, hãy xem lại kế hoạch an toàn của mình.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu - Điện thoại, Zalo 0988 079 038.