Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Làm thế nào khi có ý nghĩ muốn tự sát

Giữ an toàn cho bản thân. Biến ngôi nhà trở thành nơi an toàn hơn. Nếu đang mong muốn hoặc lo lắng mình sẽ tự sát, nên cố gắng loại bỏ mọi cơ hội thực hiện điều này. Tự sát thường sẽ xảy ra khi người này tìm kiếm được cách thức để tiến hành. Loại bỏ mọi dụng cụ có thể dùng để làm hại bản thân, ví dụ thuốc, dao cạo, vật dụng sắc nhọn, hoặc súng. Hãy nhờ một người nào đó giữ hộ, vứt bỏ, hoặc cất thật kỹ. Không nên tạo cơ hội để bản thân đổi ý.

• Nếu không cảm thấy an toàn khi ở nhà một mình, nên đến nơi khác, chẳng hạn nhà bạn bè, nhà cha mẹ, trung tâm cộng đồng, hoặc nơi công cộng.

• Nếu đang suy nghĩ về việc dùng thuốc quá liều, nên nhờ người thân đáng tin cậy để gửi thuốc cho họ giữ hộ, chỉ đưa thuốc lại theo liều lượng mỗi ngày.

Tìm kiếm trợ giúp chuyên nghiệp. Chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ giúp bạn đối phó với nguyên nhân hình thành suy nghĩ muốn tự sát. Suy nghĩ muốn tự sát thường là kết quả của tình trạng bệnh lý liên quan đến sức khỏe tâm thần và có thể được chữa trị, ví dụ trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Căng thẳng hoặc chấn thương tâm lý cũng có thể khiến làm phát sinh ý muốn tự tử. Bất kể nguyên nhân tiềm ẩn trong suy nghĩ và cảm xúc là gì, chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ trị liệu sẽ giúp chúng ta cách đối phó, trở nên khỏe mạnh và vui vẻ hơn.

• 80 – 90% trường hợp đều đã được chữa trị thành công bằng quá trình điều trị.

 • Biện pháp trị liệu phổ biến và hiệu quả dành cho người muốn tự sát bao gồm:

• Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) sẽ giúp bạn thay đổi tư duy vô ích và “tự động”.

• Liệu pháp giải quyết vấn đề (PST) có thể giúp bạn tìm hiểu cách để cảm thấy tự tin và kiểm soát hơn thông qua việc học cách giải quyết vấn đề.

• Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT) hướng dẫn kỹ năng đối phó và rất hữu ích cho người gặp phải tình trạng rối loạn lưỡng cực.

• Liệu pháp giao tiếp (IPT) giúp bạn cải thiện chức năng xã hội để không cảm thấy bị cô lập hoặc không được ủng hộ.

• Chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể yêu cầu người bệnh phải kết hợp điều trị bằng thuốc men và trị liệu. Nên nhớ uống thuốc theo đúng chỉ định.

• Nên cảnh giác vì một vài loại thuốc có thể làm tăng suy nghĩ tự sát. Nếu từng trải nghiệm bất kỳ một thôi thúc muốn tự sát nào sau khi uống thuốc, nên liên lạc với bác sĩ.

Tránh xa tác nhân kích thích. Đôi khi, một vài địa điểm, con người hoặc thói quen cụ thể sẽ kích hoạt suy nghĩ chán nản và muốn tự sát. Ban đầu, sẽ tương đối khó liên kết các sự kiện, nhưng hãy suy nghĩ xem liệu chúng có phải là tác nhân kích hoạt tiềm năng hay không. Mỗi khi có thể, hãy tránh xa sự vật, con người và tình huống khiến tâm trạng buồn bã, thất vọng, hoặc căng thẳng. Sau đây là một vài ví dụ của tác nhân kích hoạt:

• Uống rượu bia và sử dụng ma túy. Ban đầu, hành động này sẽ khiến người sử dụng sẽ cảm thấy dễ chịu, nhưng nó có thể biến suy nghĩ tiêu cực thành ý muốn tự sát một cách nhanh chóng. 30% trường hợp tự sát đều có liên quan đến rượu bia.

• Người bị bạo hành về mặt thể chất hoặc tình cảm.

• Sách, phim ảnh, và âm nhạc với chủ đề đen tối, xúc động.

• Tình huống căng thẳng.

• Ở một mình.

Tìm hiểu phương pháp để nhận biết dấu hiệu cảnh báo. Suy nghĩ muốn tự sát không xuất hiện một cách riêng lẻ. Tự sát thường là kết quả của một vấn đề nào đó, như cảm giác thất vọng, chán nản, đau buồn, hoặc căng thẳng. Học cách để nhận biết suy nghĩ và hành vi xuất hiện khi có ý định tự sát sẽ giúp cảnh báo rõ thời điểm cần sau khi uống thuốc, giúp đỡ. Dấu hiệu cảnh báo phổ biến bao gồm:

• Tăng cường sử dụng rượu bia, thuốc lá, hoặc chất gây nghiện khác.

• Cảm giác tuyệt vọng hoặc không có mục đích.

• Tức giận.

• Gia tăng sự liều lĩnh.

• Cảm gíac như bị mắc kẹt.

• Cô lập bản thân.

• Lo lắng.

• Bất ngờ thay đổi tâm trạng.

• Mất hứng thú với hoạt động mà bạn đã từng yêu thích.

• Thay đổi thói quen ngủ và/hoặc chán ăn.

• Cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ.

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo 0988 079 038.