Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Khi hệ miễn dịch suy yếu thì cơ thể sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Đối tượng có hệ miễn dịch kém gồm: Trẻ em dưới 2 tuổi, trẻ sinh non hoặc có dị tật bẩm sinh, những người già trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính hoặc sống trong môi trường độc hại.
Căng thẳng cũng có thể làm cho hệ thống miễn dịch của một người hoạt động kém tối ưu, có nghĩa là họ có nhiều khả năng bị ốm hơn. Stress làm thay đổi hoạt động của hệ thống miễn dịch và làm thay đổi khả năng nhiễm bệnh theo hướng cá nhân dễ bị nhiễm bệnh hơn.Nếu người bệnh mà có hệ thống miễn dịch suy yếu, thời gian để hồi phục khỏi bệnh sẽ lâu hơn.
Một số bệnh nhiễm trùng thường gặp, như cảm lạnh, thì không nghiêm trọng. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch kém khiến một người có nguy cơ phát triển các biến chứng do nhiễm trùng hoặc mắc một bệnh nhiễm trùng khó điều trị hơn.
Mối quan hệ giữa chức năng miễn dịch và chứng trầm cảm vẫn đang được nghiên cứu. Một số nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng căng thẳng mạn tính có thể gây ra phản ứng viêm có thể thay đổi cách hoạt động của các hóa chất điều chỉnh tâm trạng trong não.
Trầm cảm có thể do hệ thống miễn dịch đã hoạt động quá mức và không thể "dừng lại" sau khi bị ốm hoặc chấn thương, khiến các triệu chứng kéo dài dai dẳng.
Một nghiên cứu về sự phát triển của cơ thể, bao gồm các bài báo khoa học và các kết quả thử nghiệm lâm sàng, đã cho thấy mối liên hệ giữa việc điều trị chứng viêm có thể làm giảm bớt chứng trầm cảm, và ngược lại.
Phát biểu tại Diễn đàn Khoa học Y Khoa thường niên tại London, Giáo sư Ed Bullmore - Trưởng khoa tâm thần của Trường Đại học Cambridge, cho rằng: "Rõ ràng là chứng viêm có thể gây ra trầm cảm. Mối liên hệ của sự thay đổi tâm trạng cho thấy sự nối kết mạnh mẽ giữa chứng viêm và các triệu chứng trầm cảm".
"Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra ở đây là sự viêm nhiễm gây ra trầm cảm hay ngược lại, hay đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Trong các nghiên cứu về y học thực nghiệm, nếu bạn điều trị một cá nhân khoẻ mạnh bằng thuốc chống viêm, như interferon, thì một tỷ lệ đáng kể những người này sẽ bị trầm cảm. Vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng phải có những bằng chứng chắc chắn trước khi áp dụng nghiên cứu này vào thực tế", Giáo sư Ed Bullmore cho biết thêm.
Nghiên cứu này mở ra hi vọng phát triển những phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho trầm cảm và điều trị trầm cảm sẽ không bắt buộc phải kéo dài suốt cuộc đời.
Lợi ích khác của nghiên cứu là có thể thay đổi sự hiểu biết về mối liên hệ giữa thể xác và tâm hồn. Nếu nhìn nhận trầm cảm như một tình trạng bệnh lý có nguyên nhân rõ ràng có thể làm giảm sự kỳ thị đối với những người mắc bệnh lý tâm thần.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.