Nhịp sống cũng như áp lực của cuộc sống hiện đại đã làm cho bệnh trầm cảm trở nên trẻ hóa. Theo đó, có rất nhiều người mắc bệnh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nhưng lại không hề biết mình bị trầm cảm.
Số người biết mình mắc bệnh quá ít
Theo WHO ghi nhận, mỗi năm nước ta có đến 5.000 người tự tử do bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, trong số đó chỉ ít người nhận ra mình đang mắc chứng trầm cảm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 về gánh nặng bệnh lý toàn cầu, chỉ sau bệnh lý về tim mạch.
Ước tính, có khoảng 3 - 5% dân số thế giới có rơi loạn trầm cảm rõ rệt, tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20%. Tuy nhiên, chỉ có 25% người mắc trầm cảm được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh trầm cảm
- Luôn buồn chán, bi quan và mất quan tâm thích thú đối với các công việc hàng ngày, đồng thời mất sự cố gắng trong lao động chân tay, trí óc, mệt mỏi, kiệt sức.
- Luôn luôn nói dối không ai quan tâm đến mình, mình bị những người xung quanh bỏ rơi, kể cả người thân.
- Khó tập trung, suy giảm chú ý, hay quên, giao tiếp kém linh hoạt, thu mình lại trước bạn bè và gia đình, ngại giao tiếp.
- Trằn trọc khó ngủ, thức dậy sớm hoặc thèm ngủ mà không thể ngủ được.
- Luôn lo lắng vô cớ và ý nghĩ tội lỗi với người thân, tự ti, cảm thấy mình vô dụng, nghĩ ngợi liên quan đến chết chóc.
- Có ý nghĩ và hành vi tự sát và quan tâm đến cái chết nhiều hơn. Đối với trẻ em, thường xuyên hỏi về những thành viên trong gia đình cũng như cách mà những người này đã ra đi. Những câu chuyện về cái chết dường như luôn thu hút được sự chú ý của trẻ khi bị bệnh.
- Chán ăn, sụt cân nhanh chóng
- Hứng thú công việc, cuộc sống giảm sút mạnh, thậm chí biến mất.
- Bình luận thấp bản thân, những người bị bệnh luôn cảm thấy bản thân mình trên thực tế chẳng có tài năng hay không làm tốt bất cứ việc gì kể cả việc nhỏ và đơn giản nhất. Họ luôn cho rằng mình là đồ thải, hay kiến thức của mình đã sụt giảm trầm trọng hay thậm chí là cảm giác tội lỗi, tội ác tràn đầy.
Ngoài ra, người trầm cảm rất ngại giao tiếp kể cả với người thân và cũng lười vận động hơn bình thường. Họ thích im lặng, thu mình trong góc, nhìn vẻ ngoài họ luôn buồn chán, và cô độc.
Làm thế nào để chữa trị?
Trầm cảm là bệnh có thể điều trị được, tuy nhiên bệnh dễ bị tái phát.
Khi nghi ngờ chính mình hoặc người thân mắc trầm cảm thì cần nắm vững những triệu chứng kể trên để phát hiện sớm các biểu hiện bất thường. Bên cạnh đó, kịp thời đưa người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần. Nếu người thân bị trầm cảm, nên động viên, an ủi người bệnh và cho họ uống thuốc đều đúng chỉ định của bác sĩ.
Nên tự nhận biết trầm cảm để bảo vệ sức khoẻ, cải thiện chất lượng cuộc sống cho chính mình và người thân yêu.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, rối loạn tâm thần nội sinh, trầm cảm do stress hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại https://www.maihuong.gov.vn/vi/doi-ngu-chuyen-mon.htm - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038