Trầm cảm là một căn bệnh rất phổ biến. Theo thống kê, đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
Hiện nay y học chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến trầm cảm. Bệnh trầm cảm được chỉ ra rằng, Bệnh trầm cảm có thể do những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân trầm cảm phổ biến bao gồm 3 nhóm sau:
+ Trầm cảm nội sinh (còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân) : Có nhiều giả thuyết cho là do di truyền, miễn dịch, môi trường sống và yếu tố xã hội... nhưng chưa có giả thuyết nào có tính thuyết phục.
+ Trầm cảm do stress : Chẳng hạn như khi mất việc làm, những mâu thuẫn trong cơ quan hoặc gia đình, con cái hư hỏng, thất bại trong hôn nhân, thất bại trong công việc, bị sụp đổ lòng tin hoặc có người thân chết đột ngột...
+ Trầm cảm do các bệnh thực tổn : sau chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc xơ vữa động mạch não, các bệnh nan y như ung thư, lao, phong...
Thực tế, trầm cảm thường phổ biến ở những gia đình có người bị mắc bệnh trầm cảm. Người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì có thể có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn người khác.
Bên cạnh đó, sự mất cân bằng của nồng độ serotonin trong não: Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những thay đổi về chức năng và hiệu quả của các chất dẫn truyền thần kinh cùng với cách chúng tương tác với các mạch thần kinh tham gia duy trì ổn định tâm trạng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh trầm cảm.
Hormone (Hóc môn): Sự mất cân bằng của Hormone trong cơ thể có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra trầm cảm. Những thay đổi Hormone gây ra một số vấn đề trong những tuần hoặc vài tháng sau khi sinh (sau sinh) đối với phụ nữ sinh nở và các vấn đề về tuyến giáp, mãn kinh hoặc một số bệnh lý khác.
Stress - căng thẳng tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng gây trầm cảm. người thân yêu qua đời, những mâu thuẫn, xung đột trong mối quan hệ tình cảm hay bất cứ tình huống gây stress nào cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh trầm cảm
Nhiều yếu tố có vẻ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển hoặc gây ra chứng trầm cảm. Các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm:
• Có tiền sử rối loạn lưỡng cực
• Lạm dụng rượu hoặc chất kích thích
• Lạm dụng tình dục
• Những tổn thương thời thơ ấu
• Một số đặc điểm tính cách, chẳng hạn như lòng tự trọng thấp hoặc sống phụ thuộc
• Mắc bệnh cơ thể nặng, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh tim
• Dùng lâu ngày một số loại thuốc như thuốc cao huyết áp, thuốc ngủ
• Những căng thẳng vì môi trường sống
Nguy cơ trầm cảm cũng có thể tăng lên trong các trường hợp
• Những người trong gia đình bạn có tiền sử trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc nghiện rượu
• Bạn đã trải qua những sự kiện khiến bạn suy sụp, "sốc" như sự ra đi của người thân yêu nhất
• Trầm cảm sau khi sinh nở (trầm cảm sau sinh)
• Trong gia đình có người tự sát
• Rất ít bạn bè hoặc các rất ít các mối quan hệ cá nhân khác.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, rối loạn tâm thần nội sinh, do stress hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại https://www.maihuong.gov.vn/vi/doi-ngu-chuyen-mon.htm - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038