Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Nhận biết bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Trầm cảm là căn bệnh phổ biến hiện nay thường gặp ở nhiều lứa tuổi, nhất là lứa tuổi vị thành niên.

Lứa tuổi vị thanh niên có nhiều thay đổi sâu sắc trong các quan hệ xã hội và tính cách. Vì thế, trẻ dễ bị kích động, xu hướng trầm cảm ở lứa tuổi này đang gia tăng, gây lo lắng cho nhiều phụ huynh.

Kết quả hình ảnh cho Nhận biết bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Khi phát hiện thấy con em mình có những triệu chứng của bệnh trầm cảm, cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa kịp thời để có biện pháp điều trị sớm.

Một số dấu hiệu của bệnh trầm cảm:

- Thần sắc trầm.

- Mất sự quan tâm thích thú.

- Giảm hoạt động.

- Mất lòng tự trọng.

- Có cảm giác tội lỗi.

- Có suy nghĩ về cái chết.

- Hay phàn nàn về cơ thể.

- Rối loạn giấc ngủ.

-Thay đổi cảm giác ngon miệng.

Khi các bậc phụ huynh thấy con em mình có những biểu hiện trên từ hai tuần trở lên, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa tâm thần để khám và điều trị kịp thời.

Đừng bỏ rơi trẻ khi trẻ không chịu chia sẻ: Thông thường, khi thấy con có vấn đề các bậc cha mẹ sẽ hỏi trẻ. Nhưng nếu trẻ không chịu nói thì cha mẹ cũng cho qua, không hỏi han, quan sát gì nữa.

Hãy cố gắng hỏi đến khi trẻ chịu chia sẻ thì mới mong lần sau trẻ tiếp tục chia sẻ nỗi lo với cha mẹ.

Chú ý đến mối quan hệ ở trường của trẻ (với thầy cô và bạn bè). Có một số trường hợp trẻ rất sợ cô giáo, không muốn đi học nhưng cha mẹ lại phớt lờ việc này và cho rằng rồi mọi việc sẽ đâu vào đấy. Xin đừng thờ ơ với điều này, hãy tìm hiểu để giải quyết vấn đề!

Tạo cho con những thói quen tốt trong đời sống hàng ngày như đi ngủ đúng giờ, thích chơi thể thao, thích ca hát nhảy múa.

Một phần quan trọng không kém nằm ngay trong chính bản thân các bậc phụ huynh: Cha mẹ nên tạo cho mình một tâm hồn thoải mái, khỏe mạnh để giáo dục trẻ một cách hợp lí nhất.

Điều trị trầm cảm phải kéo dài ít nhất 6-9 tháng, do đó, với những gia đình có người bệnh đang trong giai đoạn chăm sóc thì việc chăm sóc tại nhà rất quan trọng. Phải rất tế nhị, tránh kỳ thị, xem thường người bệnh, đồng thời tạo điều kiện cho người bệnh hòa nhập cộng đồng và phục hồi chức năng tâm lý xã hội.

Kết quả hình ảnh cho Nhận biết bệnh trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, rối loạn tâm thần nội sinh, do stress hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại https://www.maihuong.gov.vn/vi/doi-ngu-chuyen-mon.htm - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038