Tìm dấu hiệu về thái độ "giải quyết hoặc kết thúc mọi rắc rối"
Người có ý định tự sát thường hay cố gắng giải quyết mọi vấn đề trước khi hành động. Đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng vì một người đang ra sức giải quyết vấn đề thường đã lên kế hoạch tự sát. Người muốn tự sát có thể làm những việc sau đây:
• Cho đi tài sản có giá trị.
• Sắp xếp tài chính, chẳng hạn như bất ngờ viết di chúc.
• Nói lời tạm biệt với những người thân yêu. Một người đang có kế hoạch tự sát thường đột nhiên chào tạm biệt một cách xúc động tại nhiều thời điểm khác nhau.
Lưu ý các hành vi nguy hiểm và liều lĩnh
Vì người có ý định tự sát không tìm thấy lý do để tiếp tục sống, họ thường hay thực hiện những hành vi gây nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hạn lái xe liều lĩnh. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý:
• Sử dụng ma túy (hợp pháp hoặc bất hợp pháp) và rượu bia quá liều.
• Lái xe không cẩn thận, chẳng hạn như lái quá nhanh hoặc điều khiển phương tiện trong lúc say rượu.
• Quan hệ tình dục không an toàn, thường là với nhiều bạn tình.
Quan sát cách thức tự sát
Nên lưu ý khi ai đó vừa mới đi mua súng, hoặc tích trữ thuốc tân dược hợp pháp hoặc bất hợp pháp.
• Nếu một người đang tích trữ thuốc tân dược hoặc mua vũ khí một cách bất ngờ, chúng ta cần hành động nhanh chóng. Sau khi kế hoạch hoàn tất, họ có thể tự tử bất cứ lúc nào.
Lưu ý sự thiếu hụt giao tiếp xã hội. Người có ý định tự sát thường tránh né bạn bè, gia đình, hoặc đồng nghiệp nhằm rút khỏi tiếp xúc với xã hội một cách âm thầm lặng lẽ.
• Nên hành động thay vì chỉ ngồi đó và lắng nghe ai đó nói rằng "Tôi chỉ muốn ở một mình."
Lưu ý những thay đổi cực đoan trong thói quen thường ngày. Nếu thấy ai đó đột nhiên ngừng chơi bóng rổ hàng tuần hay ngưng chơi trò ưa thích hàng đêm, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo.
• Hiện tượng ngừng tham gia các hoạt động giải trí hàng ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo người này đang cảm thấy không vui, trầm cảm, hoặc có thể đang có ý định tự sát.
Lưu ý thái độ suy sụp bất thường
Những người có ý định tự sát, trầm cảm thường trông thiếu sức sống trong tất cả các hoạt động tinh thần lẫn thể chất. Đặc biệt, nên xem chừng những hành vi sau:
• Khó đưa ra quyết định đơn giản một cách bất thường.
• Không có hứng thú với tình dục.
• Hiện tượng giảm năng lượng, chẳng hạn nằm suốt cả ngày.
Lưu ý những cảnh báo ở thanh thiếu niên
Nếu đối tượng là trẻ vị thành niên, cần quan sát các dấu hiệu cảnh báo phổ biến và tác nhân kích hoạt ở nhóm này. Ví dụ như:
• Gặp rắc rối về gia đình hoặc pháp luật.
• Hoàn cảnh sống như là mới chia tay người yêu, không được vào đại học, hay mất bạn thân.
• Không có bạn bè, gặp rắc rối trong các mối quan hệ xã hội, hoặc tránh xa bạn bè thân thiết.
• Vấn đề cá nhân, chẳng hạn ăn quá ít hoặc quá nhiều, ít vệ sinh thân thể, hoặc không quan tâm đến ngoại hình (ví dụ như một trẻ vị thành niên đột nhiên ngưng trau chuốt ngoại hình).
• Phác họa khung cảnh chết chóc.
• Thay đổi hành vi thông thường một cách bất ngờ, chẳng hạn như điểm số tụt dốc, thay đổi tính cách, hoặc có hành vi nổi loạn cũng là những dấu hiệu cảnh báo.
• Các rối loạn ăn uống chẳng hạn chán ăn hoặc ăn uống vô độ cũng dẫn đến trầm cảm, lo âu, và thậm chí là ý định tự tử. Thanh thiếu niên bị bắt nạt hoặc đi bắt nạt người khác cũng có nguy cơ cao muốn tự sát.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo 0988 079 038.