Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Những dấu hiệu chính của trầm cảm sau sinh

Buồn bã, khóc lóc, mất ngủ triền miên, thờ ơ, hờ hững xa lánh con, lo lắng, cáu giận vô cớ... là một số biểu hiện của chứng trầm cảm sau sinh.

Một sinh linh nhỏ bé chào đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong cuộc sống mỗi gia đình. Đối với một số bà mẹ, sự thay đổi về lượng hormone trong cơ thể cùng việc chăm sóc con nhỏ suốt ngày đã trở thành áp lực quá lớn. Nhiều người đã trở nên ít nói và mắc chứng trầm cảm chỉ vài tháng sau khi sinh con.

Các triệu chứng cơ bản của chứng trầm cảm sau sinh (PPD)

- Luôn cảm thấy buồn bã và rất hay khóc

- Không thể hiện cử chỉ yêu thương, gần gũi với em bé mới sinh

- Mất ngủ triền miên và ăn rất ít so với bình thường

- Luôn cảm thấy lo lắng và không yên tâm về em bé mới sinh

- Cảm thấy có lỗi vì nghĩ rằng mình không phải là người mẹ tốt

- Ngoài ra, bà mẹ mắc PPD còn dễ nổi giận vô cớ, cơ thể lúc nào mệt mỏi và thường tránh tiếp xúc với người thân và bạn bè.

Do vậy, ngay khi phát hiện một trong những triệu chứng trên, các bà mẹ và người thân trong gia đình nên chủ động đến thăm khám bác sĩ để nhận được tư vấn hữu ích và kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Phòng tránh thế nào?

Vai trò của người thân

Có thể nói, trong giai đoạn nhạy cảm này, vai trò của người chồng chiếm vị trí rất quan trọng. Rất nhiều ông chồng nghĩ rằng, chỉ cần cung cấp vật chất cho vợ là đủ mà không hề nhận thức được sự quan tâm, chia sẻ bằng hành động và lời nói động viên có thể giúp người vợ tránh được nguy cơ trầm cảm. Hơn ai hết, người chồng, gia đình, người thân… cần gần gũi chia sẻ với sản phụ trong thời kì hậu sản, để có thể tránh được những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Động viên, gần gũi và chia sẻ với thai phụ về cuộc chuyển dạ và chăm sóc bé sau sinh. Hướng dẫn thai phụ về việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Bản thân người mẹ

Cố gắng tìm cho mình một giấc ngủ, đi ngủ sớm hơn nếu bạn phải thức dậy nửa đêm cho bé bú. Nên ngủ buổi trưa dù chỉ 30 phút. Nói chuyện và chia sẻ với bạn bè, gia đình hoặc các chuyên gia tâm lý để trút bỏ những cảm giác mệt mỏi trong người. Nên hỏi bạn bè và gia đình về kinh nghiệm chăm sóc em bé của họ. Sống tích cực, suy nghĩ lạc quan, đừng để những điều buồn chán làm ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Hãy nhớ rằng bạn luôn là người mẹ tốt nhất cho con của mình, đừng bao giờ so sánh mình hay con mình với người khác, đừng để áp lực đè nặng lên đôi vai của bạn.

Kết quả hình ảnh cho depression and pregnancy husband

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, rối loạn tâm thần, trầm cảm nội sinh, do stress hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại https://www.maihuong.gov.vn/vi/doi-ngu-chuyen-mon.htm - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038