Cảm thấy chán nản là một cung bậc cảm xúc bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên khi nỗi buồn hay sự vô vọng khiến bạn không thể thực hiện thói quen bình thường của mình, đây là lúc bạn phải lưu ý. Đó có thể là dấu hiệu của trầm cảm.
Theo Viện Y tế Tâm thần Quốc gia Mỹ, khoảng 7% người trưởng thành mắc trầm cảm. Ngay cả khi có dấu hiệu rõ ràng này, thật khó để người bị trầm cảm biết mình có thực sự mắc bệnh hay không. "Hầu như tất cả các triệu chứng trầm cảm đều gặp ở mọi người không vào lúc này thì lúc khác", Jennifer Payne - giám đốc Trung tâm Khuyết tật tâm trạng Phụ nữ tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore - giải thích. Nếu bạn gặp phải bốn hoặc nhiều hơn các triệu chứng sau mỗi ngày trong hai tuần, và khiến bạn cư xử không bình thường, đó là lúc cần tới khám bác sĩ chuyên khoa sức khoẻ tâm thần.
1. Bạn đang ăn nhiều hơn (hoặc ít hơn) hơn bình thường
Trầm cảm khiến não bộ luôn trong tình trạng suy nghĩ tiêu cực và điều đó khiến bạn có thể quên ăn, chán ăn và không muốn nấu nướng. Mặt khác, đôi khi trầm cảm ảnh hưởng theo chiều hướng ngược lại, làm bạn đói và ăn nhiều hơn bình thường.
2. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
Trong một số trường hợp trầm cảm, nhiều người chỉ muốn giấu mình dưới lớp chăn cả ngày. Theo Thomas: "Ngủ nhiều hơn cũng là một cách người trầm cảm thoát khỏi nỗi buồn và trở thành nơi ẩn náu của họ." Những người trầm cảm khác lại trải qua cảm giác bồn chồn, ngủ ngắt quãng thậm chí mất ngủ.
3. Những điều dù là nhỏ nhặt cũng khiến bạn kích động
Đây là một dấu hiệu nhiều người bị trầm cảm thường bỏ qua. Trầm cảm khiến con người dễ kích động. Bạn dễ bị cảm thấy "khó ở" và nổi cáu với những thứ nhỏ nhặt. "Khi con người đau đớn về thể chất, họ dễ dàng tức giận và cũng tương tự với những người gặp nỗi đau về tâm lý." - Tiến sĩ Jennifer Wolkin, phó giáo sư lâm sàng tại khoa tâm thần học và gây tê tại Trung tâm Y tế Phụ nữ Joan H. Tisch ở Đại học New York nói.
4. Không thể tập trung
Không chỉ là do sức khoẻ, người mắc bệnh trầm cảm còn mất hết hứng thú làm việc, không muốn động vào bất kì việc gì. Những suy nghĩ buồn bã cùng sự trống rỗng khiến bạn như ngã vào màn sương mù dày đặc không tìm ra lối đi để rồi gây ảnh hưởng đến công việc, trí nhớ và kĩ năng ra quyết định. Sự kém tập trung sẽ gây ra những quyết định sai lầm hoặc là tiền đề cho những hành vi nguy hiểm, không thể kiểm soát
5. Không còn thích những điều từng khiến mình hạnh phúc
Bạn không còn hứng thú với những điều bạn từng thích bởi nó không còn làm bạn vui nữa, khiến bạn tự cô lập chính mình cũng là một dấu hiệu của trầm cảm. Căn bệnh này làm bạn mất đi khả năng tìm kiếm niềm vui từ những trải nghiệm, ngăn bạn làm những việc giúp tâm trạng tươi sáng hơn.
6. Cảm thấy bản thân vô giá trị
Nếu bạn liên tục đặt mình xuống, hoặc bạn cảm thấy vô giá trị hoặc không quan trọng, một cái gì đó là lên. Wolkin cho biết: "Những suy nghĩ lặp đi lặp lại theo" tôi không tốt "hoặc" tôi không quan trọng "là rất nguy hiểm vì chúng có thể gây ra hành vi tự gây tổn thương. Khi bạn nghĩ theo cách này, bạn có xu hướng tìm cách để xác minh sự tiêu cực, và do đó làm cho bạn thêm chán nản và nhiều hơn nữa có nguy cơ. Tiến sĩ Payne nói rằng trách nhiệm của bạn đối với những thứ mà bạn không phải chịu trách nhiệm - ví dụ như sự tan rã xấu hoặc mất việc làm đột ngột cũng làm bớt lòng tự trọng của bạn và là một gợi ý cho trầm cảm.
7. Thường suy nghĩ về cái chết
Liên tục có những suy nghĩ chấm dứt cuộc sống, tự hỏi gia đình và bạn bè sẽ thế nào nếu bạn ra đi, cân nhắc các cách để thực hiện điều này hoặc thậm chí dù chỉ là những suy nghĩ chung chung về cái chết đều là những gợi ý rõ ràng cho thấy bạn thực sự cần được giúp đỡ. Những suy nghĩ này trực tiếp đe doạ cuộc sống của bạn. Hãy đi tìm sự trợ giúp nếu như khoảng thời gian gần đây, bạn thường xuyên trải qua cảm giác này, ngay cả khi bạn chẳng có thêm một dấu hiệu nào khác của trầm cảm.
8. Thường xuyên hoảng sợ và lo lắng
Cảm giác sợ hãi tràn ngập thường chỉ là biểu hiện của rối loạn lo âu nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Không chỉ là nỗi lo sợ thông thường, đó là sự hoảng sợ và ám ảnh liên tục, các triệu chứng thể chất thường gặp là tim đập nhanh, ra mồ hôi nhiều, những vấn đề về giấc ngủ.
9. Thường xuyên đối mặt với những cơn đau không có nguyên nhân
Không một loại thuốc nào có thể cứu bạn khỏi những cơn đau do trầm cảm. Đau dạ dày, đau đầu, đau cổ, lưng hay thậm chí là nôn. Khi nội tâm ẩn chứa quá nhiều nỗi buồn thì những cơn đau vô căn cũng là một cách để "vết thương" nội tâm bộc lộ ra ngoài. Tất nhiên, không phải mọi sự cơn đau nhức đều là triệu trứng trầm cảm nhưng nếu bạn đang gặp phải chứng đau mãn tính, không có nguyên nhân và không có hướng giải quyết, hãy gặp bác sĩ để kiểm tra vì đó cũng có thể là dấu hiệu trầm cảm.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại https://www.maihuong.gov.vn/vi/doi-ngu-chuyen-mon.htm - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038