Người bệnh và thân trong gia đình nên hiểu rằng: Trầm cảm không phải là lỗi của bất kì ai và người bệnh hoàn toàn không cố ý tự tạo ra căn bệnh này. Do đó, bạn hoàn toàn có khả năng kiểm soát các cảm xúc của bản thân. Để hạn chế các tình huống đáng tiếc, người bệnh và những người thân xung quanh có thể áp dụng một số cách hiệu quả sau đây:
Trò chuyện với những người mà bạn tin tưởng
Các chuyên gia luôn khuyến khích những bệnh nhân trầm cảm nên cố gắng chia sẻ các vấn đề của bản thân với những người họ cảm thấy tin tưởng. Nếu bạn không cảm thấy tin tưởng bất kì ai thì có thể tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý. Hãy chủ động nói chuyện với một ai đó, đặc biệt là khi bạn đang có ý định muốn làm tổn thương đến bản thân hoặc những người xung quanh. Nếu bạn có thể mạnh dạn yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác thì đây được xem là một bước khởi đầu hoàn hảo cho quá trình vượt qua trầm cảm.
Cố gắng không tự cô lập bản thân
Những người mắc trầm cảm luôn có xu hướng muốn tự cô lập chính bản thân của mình. Họ không muốn gặp gỡ hay trò chuyện với bất kì ai, thậm chí họ còn không muốn rời khỏi giường và thực hiện các công việc hàng ngày. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ làm cho các triệu chứng bệnh trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để thoát khỏi trạng thái trầm cảm, người bệnh cần cố gắng hòa nhập hơn với xã hội. Nên tập cho mình thói quen kết nối với mọi người hoặc tham gia vào các hoạt động mà mình yêu thích.
Tham gia vào các hoạt động tập thể
Người bệnh có thể lựa chọn các câu lạc bộ, đội nhóm sinh hoạt dựa theo sở thích của bản thân. Ví dụ như vẽ tranh, ca hát, khiêu vũ,…Đối với học sinh có thể gặp gỡ bạn bè, thầy cô, những người mang lại năng lượng tích cực và tạo cho bạn cảm giác thoải mái. Trong môi trường học tập cũng có rất nhiều các hoạt động tình nguyện bổ ích. Người bệnh có thể đăng kí tham gia để cảm thấy bản thân có ích, từ đó hiểu được cảm giác hạnh phúc.
Hạn chế việc sử dụng mạng xã hội
Đây cũng được xem là một trong các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Do đó, người bệnh cần hạn chế sử dụng và tương tác trực tuyến. Tốt nhất nên giao tiếp trực tiếp, sử dụng cử chỉ, lời nói, ánh mắt để trò chuyện với nhau.
Rèn luyện các thói quen lành mạnh
Xây dựng lối sống lành mạnh và tích cực cũng chính là phương pháp cải thiện tâm trạng tốt nhất. Cha mẹ và những thành viên trong gia đình nên cùng trẻ tập luyện thói quen ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi lành mạnh để góp phần đẩy lùi các triệu chứng nguy hiểm của bệnh trầm cảm.
Thường xuyên vận động và tập luyện thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe, tìm đến những môn thể thao yêu thích hoặc đơn giản là đi bộ, đạp xe đạp hàng ngày cũng giúp nâng cao sức khỏe hiệu quả.
Chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống, nên lựa chọn những thực phẩm giàu dinh dưỡng để bổ sung đầy đủ cho cơ thể. Ngoài ra người bệnh cũng cần ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày, tuyệt đối không được nhịn ăn.
Cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và tập thói quen ngủ trước 23 giờ. Đối với lứa tuổi học sinh, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và tinh thần. Có được một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp cho trẻ được bổ sung năng lượng, có được tinh thần minh mẫn để học tập và sinh hoạt tốt hơn.
Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích. Bởi vì những chất này sẽ làm cho bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng, khả năng tự sát sẽ càng tăng cao.
Giảm bớt sự căng thẳng, áp lực
Theo thống kê nhận thấy, tình trạng trầm cảm ở học sinh chủ yếu xuất phát do áp lực học tập. Nhiều nhà trường, gia đình còn đặt mục tiêu quá cao cho trẻ, tạo sức ép lớn trong mỗi kì kiểm tra hay thi cử. Điều này sẽ khiến cho trẻ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng kéo dài và dần dẫn đến trầm cảm. Do đó, cách tốt nhất chính là giúp trẻ giảm bớt các áp lực trong cuộc sống, đặc biệt là vấn đề học tập. Cha mẹ và giáo viên không nên đặt kì vọng quá nhiều ở trẻ, ngược lại hãy tìm cách giúp trẻ quản lý thời gian và luôn động viên trẻ. Ngoài ra, phía nhà trường cũng cần cố gắng kiểm soát tình trạng bạo lực học đường, tạo môi trường học tập tốt nhất cho trẻ phát triển.
Về phía gia đình cần phải dành nhiều sự quan tâm, học cách lắng nghe những chia sẻ của trẻ. Trẻ cần được khuyến khích để bé tự do phát triển và vui chơi. Hơn nữa, cha mẹ cũng nên tham gia vào các hoạt động mà con họ yêu thích. Ví dụ như đọc sách, xem phim, ca hát,...Phụ huynh cần phối hợp với nhà trường để có thể tìm hiểu thêm về các hoạt động của trẻ. Đồng thời quan tâm hơn đến mối quan hệ ở trường của trẻ (với thầy cô và bạn bè), phòng chống bạo lực học đường. Khi trẻ phạm sai lầm không nên đánh trẻ, cũng không nên hỏi dồn, bắt buộc trẻ phải trả lời ngay. Cha mẹ tạo cho con những thói quen tốt trong đời sống thường ngày như đi ngủ đúng giờ, chơi thể thao, ca hát nhảy múa. Cha mẹ nên xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng ăn uống khoa học, lành mạnh, hỗ trợ cung cấp các thực phẩm dinh dưỡng, vitamin để bé phát triển tốt hơn. Một phần quan trọng không kém nằm ngay trong chính bản thân các bậc phụ huynh đó là cha mẹ hãy tạo cho mình một tâm hồn thoải mái, khỏe mạnh để giáo dục trẻ một cách hợp lí nhất.
Đối với những trường hợp bệnh trầm cảm ở trẻ em biểu hiện nghiêm trọng hơn, trẻ cần đến sự hỗ trợ của các bác sĩ, chuyên gia tâm lý, để các triệu chứng trầm cảm được cải thiện nhanh chóng. Hiện nay, các nhà y học đầu ngành về tâm lý đều đang đẩy mạnh việc điều trị bệnh trầm cảm khi còn trẻ em thông qua liệu pháp tâm lý. Vì đây là phương pháp điều trị an toàn, không cần dùng thuốc, không gây tác dụng phụ ở trẻ và có thể hướng dẫn trẻ tốt hơn. Ngoài ra, việc trị liệu bằng thuốc là cách phổ biến nhưng cách này không khuyến khích áp dụng cho trẻ nhỏ bởi lâu dài không tốt có sức khỏe.
Trẻ em là lứa tuổi nhạy cảm vì thế gia đình nên đặc biệt quan tâm chú ý đến sức khỏe con mình. Phụ huynh cần theo dõi sự phát triển về mặt tâm, sinh, lý của con, đặc biệt nên tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái vui vẻ. Việc chữa trị bệnh trầm cảm cho trẻ đòi hỏi rất nhiều thời gian, nỗ lực và sự kiên trì của cha mẹ.
Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.