Trầm cảm là một triệu chứng rối loạn tâm trạng, gây ra cảm giác buồn chán và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Nếu tâm trạng buồn chán kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, khiến người bệnh khó duy trì công việc hàng ngày hoặc mối quan hệ với gia đình hoặc, cần điều trị sớm để có thể tránh những hậu quả đáng tiếc.
Dấu hiệu thường gặp ở người trầm cảm
• Nét mặt trầm buồn, chán nản, cảm thấy cô độc, lẻ loi.
• Mất hết mọi hứng thú trong cuộc sống, đi lại chậm chạp, cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, làm nhẹ cũng mau mệt, không thích gần gũi người thân, thấy mọi người, con cháu vui chơi cũng không quan tâm.
• Ăn ít cảm giác không ngon miệng, lạt miệng.
• Trằn trọc khó ngủ, thức dậy sớm, thèm ngủ mà không ngủ được, đôi khi ngủ được mà thức dậy không khỏe.
• Đầu óc khó tập trung, do dự không “quyết định” được, không đối phó được, hay quên.
• Hay than phiền nhức đầu, mỏi cổ, mỏi gáy, hồi hộp ép ngực, xoa bóp tay chân vì nhức mỏi, khám bác sĩ đa khoa hay mua thuốc uống không hết.
• Có cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, có từng cơn sợ sệt nhưng lại dễ giận, quạu cọ.
• Giao tiếp miễn cưỡng, né tránh lời thăm hỏi, gắng gượng làm hết việc, cảm thấy bế tắc.
• Tự thấy chán đời như có lỗi với người thân với gia đình, thua người, không bằng người ta, trở nên vô dụng, không đáng sống, nghĩ cách để chết và đôi khi tìm cách chết.
Tại sao trầm cảm thường đi kèm với những ca tự tử?
Biểu hiện trầm cảm tái diễn nhiều lần, dần trở thành mạn tính, dẫn tới suy giảm khả năng tự chăm sóc, hay nghĩ đến việc tự tử. Lứa tuổi nào cũng thể mắc bệnh, thông thường nữ có nguy cơ mắc nhiều gấp đôi nam. Trầm cảm có thể gây nguy hiểm đối với người khác bởi từ chính những suy nghĩ về cái chết, ý tưởng tự tử của người bệnh. Ví dụ: trường hợp người mẹ giết con mới sinh (trầm cảm loạn thần sau sinh), thanh thiếu niên giết cha mẹ, giết người cao tuổi, giết người hàng loạt...
Một số hoàn cảnh thuận lợi làm phát sinh trầm cảm như những cú sốc tinh thần, sang chấn tâm lý, áp lực công việc học hành, sự nghiệp đổ vỡ, đối diện với những khó khăn quá lớn, bất hòa kéo dài, phụ nữ sau sinh... Người lớn tuổi thường có biểu hiện phiền muộn đau đớn, chậm chạp, ít nói, quên lẫn; dễ lầm tưởng với bệnh già. Người bệnh đôi khi không kiểm soát được hành vi của bản thân. Họ nghĩ rằng tự tử là cách duy nhất giải thoát bản thân mình khỏi những nỗi ám ảnh, sự đau khổ dằn vặt. Thực tế thì, ý nghĩ tự tử hay hành vi tự tử, làm hại người khác chính là một triệu chứng của bệnh trầm cảm nặng.
Không nên coi nhẹ triệu chứng trầm cảm, hãy tìm đến các chuyên gia, bác sĩ tâm lý để nói rõ vấn đề. Bệnh nhân trầm cảm cần phải thăm khám nhiều lần để điều trị, theo dõi đề phòng triệu chứng nặng thêm. Bạn bè và người thân trong gia đình chính là đường dây nối kết, là yếu tố quan trọng trong chữa trị thành công bệnh trầm cảm. Tăng cường hiểu biết về trầm cảm, hỗ trợ điều trị, giúp đỡ trong cuộc sống, duy trì thường xuyên các hoạt động trước kia của người bệnh. Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo tự tử, đánh giá nghiêm chỉnh về tự tử, ngay từ khi phát hiện bệnh nhân có ý nghĩ muốn chết.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.