Thuốc chống trầm cảm cần uống bao lâu
Trầm cảm có thể xảy ra với bất kì ai, ở bất kì độ tuổi nào, thời gian điều trị bằng thuốc cần phải kéo dài.
Các nghiên cứu trên thế giới về rối loạn trầm cảm cho thấy nguy cơ mắc trầm cảm này trong suốt cuộc đời ở nữ giới là 10 – 25% và nam giới là 5 – 12%. Tuy nhiên, nhiều người bệnh thắc mắc tại sao phải dùng thuốc lâu như vậy? Bệnh hết rồi sao vẫn phải dùng thuốc?
Sự thật là, khi thấy tâm trạng tốt lên, người bệnh không được ngừng thuốc mà phải tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về thời gian uống thuốc. Đa số các thuốc chống trầm cảm cần duy trì sử dụng từ 6 tháng đến 1 năm sau khi bệnh thuyên giảm, người bệnh không còn cảm thấy chán nản.
Sử dụng thuốc trầm cảm không gây hại cho hệ thần kinh. Trường hợp cần phải ngưng thuốc vì một lý do nào đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn giảm dần liều thuốc đang dùng.
Điều trị bằng thuốc giúp cơ thể bù đắp lại những chất dẫn truyền thần kinh trung ương bị thiếu hụt do bệnh trầm cảm gây nên. Ngưng thuốc đột ngột, cơ thể sẽ bị bất ngờ mất đi sự bù đắp, sẽ gây phản ứng khó chịu, đồng thời trầm cảm sẽ nặng lên, khó điều trị.
Bên cạnh đó, cũng có người cho rằng hóa dược độc, chuyển sang dùng thảo dược. Chưa có tài liệu nào cho thấy thảo dược hoặc các thuốc bổ có thể chữa được trầm cảm. Chuyển sang dùng thảo dược không rõ nguồn gốc cũng có thể gây suy chức năng gan, thận. Mọi chỉ định dùng thuốc như thế nào, liều lượng, cách uống và khi nào được dùng thuốc đều cần được kiểm soát chặt chẽ dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa Tâm bệnh.
Ngoài việc dùng thuốc điều trị trầm cảm, người bệnh có thể kết hợp với tâm lý trị liệu để bệnh trầm cảm được điều trị nhanh chóng hơn.
+ Bị bệnh lần đầu tiên, cần điều trị củng cố tối thiểu 1 năm.
+ Bị bệnh lần thứ 2, cần điều trị củng cố tối thiểu 2 năm.
+ Bị bệnh lần thứ 3, cần điều trị củng cố tối thiểu 3 năm.
+ Bị bệnh lần thứ 4, cần điều trị củng cố tối thiểu 4 năm.
+ Bị bệnh lần thứ 5 trở lên, cần điều trị củng cố suốt đời.
Lưu ý:
- Bệnh nhân là học sinh, sinh viên thì cần điều trị củng cố cho đến khi ra trường. (ví dụ học viên năm thứ nhất đại học bách khoa mắc trầm cảm thì phải uống thuốc điều trị củng cố không phải là 1 năm mà là 5 năm, nghĩa là đến khi ra trường).
- Bệnh nhân trầm cảm trên 45 tuổi (dù đang bị bất cứ mắc lần thứ mấy) cũng phải điều trị củng cố suốt đời.
Bệnh nhân trầm cảm mạn tính cần điều trị củng cố suốt đời bằng thuốc chống trầm cảm và thuốc chỉnh khí sắc.
Cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (OTC) đều có thể có tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường nhẹ và thuyên giảm khi cơ thể thích nghi (quen) với thuốc, một số tác dụng phụ khác có thể nặng và dai dẳng, cần thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh liều hoặc thay thuốc.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.