Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Trẻ em mắc trầm cảm là do đâu

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm ở trẻ em rất đa dạng, có thể xuất phát từ di truyền hoặc do tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, với bất kỳ nguyên nhân nào thì cha mẹ cũng cần phải có sự quan tâm đúng cách và kịp thời giúp trẻ điều trị bệnh để tránh những hệ lụy nguy hiểm. 

1. Yếu tố gia đình: Nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia tại Hoa Kỳ, ADN cũng là một yếu tố có thể gây ra trầm cảm. Hiện nay, hơn 40% trường hợp trầm cảm ở lứa tuổi trẻ em xuất phát từ ADN, chủ yếu ở trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi. Những trường hợp gia đình có cha, mẹ hoặc người thân bị trầm cảm thì khả năng trẻ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với các em bé khác. Trẻ trước 18 tuổi có thể có nguy cơ rối loạn cảm xúc gấp 4 lần nếu cả hai bố mẹ bị trầm cảm so với khi cả hai bố mẹ không bị trầm cảm. Một số bằng chứng cho thấy số lần tái diễn trầm cảm của bố mẹ làm tăng khả năng trẻ trầm cảm.

2. Yếu tố sinh học: Các nghiên cứu rối loạn trầm cảm trước dậy thì và rối loạn cảm xúc vị thành niên cho thấy sự khác nhau về bất thường sinh học. Vi dụ trẻ em trước tuổi dậy thì trong giai đoạn trầm cảm khi đang ngủ có lượng hormon tăng trưởng cao hơn rõ rệt so với trẻ bình thường hoặc trẻ rối loạn tâm thần không phải trầm cảm.

3. Nghiên cứu nội tiết: Những nghiên cứu hormon tuyến giáp cho thấy nồng độ tổng của Thyroxin tự do (FT4) thấp hơn ở trẻ vị thành niên`trầm cảm so với nhóm chứng tương đương. Những bệnh nhân này có hormon kích thích tuyến giáp bình thường. Kết quả gợi ý là nồng độ FT4 giảm mặc dù chức năng tuyến Giáp vẫn duy trì trong giới hạn bình thường. Những thay đổi giảm của hormon tuyến giáp có thể góp phần vào biểu hiện lâm sàng của trầm cảm. Sử dụng hormon tuyến giáp ngoại sinh để điều trị rối loạn cảm xúc và hoạt động nhận thức ở người trưởng thành suy giảm chức năng tuyến giáp tiềm tàng.

4. Yếu tố xã hội: Những tác nhân bên ngoài hay môi trường có thể gây ảnh hưởng tâm lý của trẻ và gây bệnh trầm cảm mà các bậc phụ huynh nên biết sẽ bao gồm: 

- Bạo lực học đường: Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường vẫn chưa được kiểm soát triệt để. Nhiều em rơi vào tình trạng hoang mang, lo sợ và trầm cảm vì bị bắt nạt khi đến trường. Thông thường, những trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường đều có xu hướng che giấu, chịu đựng một mình dẫn đến nỗi ám ảnh, luôn thấy lo sợ từ đó dễ mắc phải bệnh trầm cảm. Ngoài ra, việc các bậc phụ huynh chủ quan, không để ý đến con em mình, cũng sẽ khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. 

- Áp lực học đường: Trẻ rất dễ bị trầm cảm khi ba mẹ gây sức ép về kết quả học tập phải vượt trội hơn bạn bè. Áp lực học hành cùng thể chất mệt mỏi sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn. Đồng thời trẻ sẽ tự ti, xấu hổ và sợ mình không đạt được mục tiêu đề ra. Thông thường, các bậc cha mẹ luôn muốn con mình học tốt. Vì vậy, họ dành toàn bộ thời gian của con mình cho việc học. Điều này khiến trẻ gặp rất nhiều áp lực, khiến trẻ luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm. 

- Ảnh hưởng đến từ hạnh phúc gia đình: Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tâm lý của trẻ nhỏ. Trẻ sinh ra và lớn lên trong một gia đình thiếu sự yêu thương, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, luôn bị la mắng với những lời lẽ nặng nề, chê trách, xúc phạm sẽ rất dễ bị bệnh trầm cảm. Những xung đột trong gia đình sẽ khiến trẻ luôn sợ hãi, bất an và ngày càng thu mình lại khi không thể san sẻ với người lớn những cảm giác của mình.

- Bị áp đặt: Khi trẻ không được tự do phát triển, chịu nhiều áp lực từ cha mẹ về học tập, vui chơi và bạn bè, cũng ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi của trẻ. Khi tình trạng này kéo dài, sẽ gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển của bé và các mối quan hệ xung quanh. Sự can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư, sở thích cá nhân của ba mẹ khiến trẻ không có cuộc sống thoải mái, thường xuyên phải làm những việc mà bản thân không muốn. Điều này khiến trẻ thấy khó chịu và không được tôn trọng, dễ cáu ghét, phản kháng và vô tình tạo nên rào cản giữa bố mẹ với con cái. Từ đó, trẻ sẽ không còn chia sẻ nhiều với bố mẹ về suy nghĩ của bản thân nên dễ đi lạc hướng và nguy cơ trầm cảm cao. 

- Thay đổi môi trường sống: Nếu trẻ nhỏ thường xuyên thay đổi môi trường sống, sẽ khiến trẻ khó thích nghi tốt. Từ đó nó ảnh hưởng đến tình bạn, học tập, tâm lý của trẻ. 

- Ảnh hưởng đến tâm lý: Tâm hồn non nớt của những đứa trẻ rất dễ gặp phải cú sốc tâm lý dẫn đến trầm cảm như mất người thân, bị lạm dụng tình dục, kết quả học tập kém, thường xuyên bị đánh đập, cha mẹ ly hôn,… khiến trẻ có những suy nghĩ tiêu cực. Trẻ không muốn hòa đồng với mọi người.

Ngoài ra, trẻ sử dụng chất kích thích (rượu bia, thuốc lá) cũng có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn.

Để có thể giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn, bạn cần tìm hiểu các nguyên nhân gây trầm cảm trước khi tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Giống như trầm cảm ở người lớn, trầm cảm ở trẻ em có thể do sự kết hợp của các yếu tố liên quan đến sức khỏe về thể chất. Nó được cho là kết quả từ sự tương tác của các yếu tố nguy cơ được xác định là di truyền và áp lực từ môi trường đặc biệt là căng thẳng đầu đời chẳng hạn như lạm dụng, chấn thương, thiên tai, bạo lực gia đình, cái chết của thành viên gia đình và mất mát. Các sự kiện xuất hiện trong cuộc sống, tiền sử gia đình, môi trường, gen nhạy cảm và rối loạn sinh học cũng ảnh hưởng đến trẻ em. Trong đó, hai nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trầm cảm trẻ em là: áp lực của trường lớp và hoàn cảnh gia đình.

Trầm cảm ở trẻ em là hậu quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền, và các thay đổi chất dẫn truyền thần kinh. So với những trẻ em không bị trầm cảm, những trẻ em bị trầm cảm thể hiện sự thiếu hụt kỹ năng xã hội có khả năng dẫn đến ít tương tác hơn và nhiều kết quả tiêu cực hơn. Giảm tự tin cũng có thể đóng một vai trò trong việc hạn chế sự tham gia của trẻ trầm cảm vào các hoạt động. Ở trẻ trầm cảm, ít tự tin dẫn đến hạn chế các nỗ lực của trẻ đó, làm giảm khả năng tham gia vào các hoạt động của trẻ.

Mặt khác, việc ít tham gia vào các hoạt động, sự thất bại trong các hoạt động mà trẻ đã tham gia sẽ giảm sút sự tự tin. Kết quả là xuất hiện một vòng luẩn quẩn, giảm tự tin dẫn đến giảm hoạt động, giảm hoạt động dẫn đến mất tự tin. Do đó, trầm cảm xuất hiện và được duy trì. Cũng như ở người lớn, trầm cảm ở trẻ em được coi là có căn nguyên từ gien di truyền. Các gien gây ra trầm cảm có vai trò làm giảm nồng độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin ở não. Các gien này tồn tại ở những người bình thường, nhưng với số lượng ít nên không gây ra trầm cảm. Còn ở người bệnh, do số lượng gien quá nhiều khiến nồng độ serotonin ở khe sinap trong não rất thấp (chỉ bằng 50-70% của người bình thường), dẫn đến rối loạn dẫn truyền thần kinh trung ương, từ đó gây ra trầm cảm.

Tóm lại, nghiên cứu về trầm cảm trẻ em tuy còn giới hạn, gợi ý rằng các giả thuyết về nguyên nhân thực thể xuất phát từ những nghiên cứu ở người lớn không thể áp dụng một cách dễ dàng đối với trẻ em. Hơn nữa không có dữ kiện tiền cứu chứng minh rằng các yếu tố chỉ ra nguyên nhân sinh học đi trước khởi phát trầm cảm, cho nên có một số câu hỏi vẫn còn tồn tại như có phải đây là nguyên nhân hay hậu quả của trầm cảm? Cuối cùng, sự việc hầu như là một vấn đề phức tạp và có tính qua lại. Các kinh nghiệm và khí sắc có ảnh hưởng đến sinh học và ngược lại sinh học có ảnh hưởng qua lại trên nhận thức, cảm xúc và trí nhớ ( Post & Weiss, 1997).

Các biện pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em cũng tương tự như người lớn là cần có sự can thiệp của chuyên gia tâm lý, sử dụng thuốc và hỗ trợ chăm sóc tại nhà. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện tâm lý bất thường, các bậc phụ huynh tốt nhất nên đưa trẻ đi kiểm tra để các chuyên gia đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.

Trực tiếp tư vấn các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.