Xem xét hoàn cảnh xuất thân và hoàn cảnh hiện tại. Trải nghiệm cá nhân gần đây hoặc đã lâu cũng có thể khiến ai đó hình thành ý nghĩ tự sát.
• Một người có thể bị kích thích tự sát và có nguy cơ cao khi gặp phải những tình huống khó khăn như người thân qua đời, bị mất việc làm, bị bệnh nặng (đặc biệt bao gồm đau mạn tính), bị ngược đãi, và những điều gây căng thẳng trong cuộc sống.
• Lưu ý đặc biệt với người nào đã từng có ý định tự sát. Những người này thường dễ thử lại một lần nữa. Trên thực tế, 1/5 số người chết do tự sát thường có ý định từ trước.
• Tình trạng bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục trong quá khứ cũng có thể làm tăng nguy cơ tự sát.
Lưu ý về sức khỏe tâm thần của người đó. Một số vấn đề sức khỏe tinh thần, chẳng hạn rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, hoặc tâm thần phân liệt. Tiền sử mắc các bệnh này góp phần tăng nguy cơ. Thực tế, 90% các vụ tự sát thường liên quan đến trầm cảm hoặc một số bệnh tâm thần khác, và 66% những người có ý định tự sát cũng mắc rối loạn tâm thần.
• Rối loạn do căng thẳng lo âu (ví dụ rối loạn stress sau sang chấn) và thiếu kiểm soát tính cách bốc đồng (chẳng hạn rối loạn lưỡng cực, rối loạn hành vi, rối loạn sử dụng chất) cũng là những tác nhân dẫn đến ý định tự sát.
• Triệu chứng bệnh lý tâm thần làm gia tăng nguy cơ tự sát bao gồm căng thẳng cực độ, hoảng loạn, tuyệt vọng, mất hy vọng, cảm thấy mình là gánh nặng, mất hứng thú và niềm vui, suy nghi hoang tưởng.
• Mặc dù chưa tìm ra mối liên hệ chính xác giữa tự sát và trầm cảm, nhưng hầu hết những người chết do tự sát đều mắc trầm cảm nặng.
• Người mắc nhiều bệnh tâm thần cùng lúc thường dễ có ý định tự sát hơn. Tình trạng mắc 2 bệnh lý tâm thần cùng lúc làm tăng gấp đôi nguy cơ tự sát, và 3 bệnh cùng lúc sẽ làm tăng gấp ba lần so với người mắc 1 bệnh lý tâm thần.
Điều tra tiền sử tự sát của gia đình. Các nhà khoa học vẫn chưa kết luận chính xác liệu nguyên nhân chính có phải do môi trường, di truyền, hoặc cả hai, nhưng việc tự sát thường xảy ra trong một gia đình.
• Một số nghiên cứu cho hay nguyên nhân gây nên tự sát có liên quan đến gen di truyền, vì thế nếu một người là con nuôi của gia đình, đây có thể là yếu tố nguy cơ. Ảnh hưởng từ môi trường sống gia đình cũng có thể là một tác nhân.
Xem xét số liệu thống kê tự sát. Bất kỳ ai cũng có thể có ý định tự sát về mặt thống kê, nhưng một số nhóm người thường có tỷ lệ tự sát cao hơn nhóm khác. Để biết mức độ nguy cơ, cần lưu ý những điều sau:
• Nam giới thường hay có nguy cơ tự tử. Đối với mọi lứa tuổi và chủng tộc, tỷ lệ tự sát ở nam giới cao gấp bốn lần so với nữ giới. Trên thực tế, 79% các vụ tự sát thường xảy ra ở nam giới.
• Bất kể giới tính thông thường, cộng đồng LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, và chuyển giới) thường có nguy cơ tư sát cao gấp bốn lần.
• Người lớn tuổi thường có nguy cơ tự tử cao hơn so với nhóm trẻ. Những người ở độ tuổi từ 45 đến 59 có tỷ lệ tự sát cao nhất, và người trên 74 tuổi có nguy cơ cao thứ hai.
• Người Mỹ bản địa và Da trắng cũng được thống kê là có rủi ro tự sát cao hơn chủng tộc khác.
• Các số liệu thống kê nghĩa là cần phải lưu ý những người không nằm trong các nhóm nêu trên. Nếu người mà ta quan tâm có những biểu hiện muốn tự tử, cho dù là nam hay nữ, ở độ tuổi nào, thì ta cũng nên hết sức cẩn trọng. Tuy nhiên, nếu người đó thuộc một trong các nhóm trên, họ sẽ có nguy cơ cao hơn.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo 0988 079 038.