Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Uống rượu có thể liên quan đến stress

Say rượu xảy ra nếu uống một lúc rất nhiều rượu bia, uống tới say xỉn là cách uống nguy hiểm nhất. Người say rượu có nhiều khả năng ngộ độc rượu, tự đặt mình vào tình huống nguy hiểm, tham gia hành vi nguy hiểm. Với nỗ lực hiểu thêm về uống rượu và các nguyên nhân say rượu, Viện Lạm dụng Rượu và Nghiện rượu quốc gia (NIAA) tiến hành nghiên cứu điều tra lí do uống rượu.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng. Khi cảm thấy đầu óc căng thẳng, người ta phản ứng theo cách nào đó có thể khuyến khích uống say. Phát hiện được điều này, sẽ giúp tìm giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu uống rượu.

Nghiên cứu trước đó cho thấy não bộ tạo ra một loại protein gọi là yếu tố giải phóng corticotropin (CRF) làm tăng mức độ lo âu. Khi ai đó đang lo lắng quá mức, giải pháp xử lý loại cảm xúc này là uống rượu. Tuy nhiên, ngoài việc tạo ra protein lo lắng, não cũng tạo ra một loại protein làm giảm lo lắng, giảm uống rượu là neuropeptide Y (NPY). Các nhà khoa học hy vọng với phát hiện ra loại protein này, có thể chế thuốc điều chỉnh xu hướng uống rượu.

Nghiên cứu mới do Thomas L. Kash, Ph.D. từ Trung tâm Nghiên cứu Rượu của Đại học Bắc Carolina, Chapel Hill, sử dụng các phương pháp mới để nghiên cứu ảnh hưởng của NPY trong kiểm soát uống rượu.

George F. Koob, giám đốc NIAA giải thích : “Nghiên cứu đóng góp quan trọng cho hiểu biết của chúng ta về thần kinh học của rối loạn sử dụng rượu và có thể mở ra những con đường mới để phát triển phương án can thiệp bằng thuốc” .

Nghiên cứu xác định rằng một phần của não bộ có khả năng kiểm soát cưỡng chế uống rượu. Các nhà nghiên cứu hy vọng họ có thể tạo ra can thiệp bằng thuốc nhằm ức chế hành vi uống rượu.

Kết quả hình ảnh cho alcohol and violence counselor

Trực tiếp tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần và điều trị nghiện rượunghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.