Nghiện ma túy giống như một nốt trầm trong đời người. Nhận ra vấn đề của bản thân và thực hiện các biện pháp cai nghiện là bước đi cực kỳ quan trọng để người nghiện trở lại cuộc sống bình thường. Gia đình cần giám sát người nghiện nghiêm ngặt đảm bảo điều trị hiệu quả và liên tục. Thêm vào đó, trong thời gian cai, người nghiện tích cực trau dồi những kĩ năng sống có thể giúp ích trong và cả sau khi cai để trở thành người tốt hơn.
Những kĩ năng sống có thể rèn luyện trong khi cai
Trong quá trình cai, chuyên gia sẽ cùng người nghiện làm việc để giúp đỡ người nghiện luyện tập các kĩ năng cần thiết phục vụ cho cai nghiện. Có thể đó là những kĩ năng mà người nghiện đã từng có trước khi nghiện, có thể là kĩ năng mới mà họ chưa từng có. Bất kì trường hợp nào, quan trọng là người nghiện cần mở lòng tiếp nhận cũng như thực hiện và rèn luyện các kĩ năng cần thiết để quá trình cai nghiện được hiệu quả và ít đau đớn nhất.
Một trong những kĩ năng đó là khả năng chịu áp lực. Cuộc sống chúng ta luôn tràn ngập áp lực từ trong cũng như ngoài, áp lực là rào cản một người có thể đạt được tâm trạng thanh thản và vui vẻ. Một số tìm đến ma túy để giải tỏa áp lực và những khó khăn trong cuộc sống. Trong quá trình cai, người nghiện sẽ học cách đương đầu với những khó khăn đó mà không cần dùng biện pháp tiêu cực như ma túy.
Kỹ năng thứ hai là lấy lại khả năng chăm sóc bản thân. Nghiện ma túy có thể cướp đi khả năng tự chăm lo cho bản thân mình. Trong thời gian cai, các kĩ năng ấy sẽ dần quay trở lại, ví dụ như khả năng điều tiết giờ giấc, ăn uống đúng cách, giữ gìn vệ sinh cá nhân và quản lý tài chính cá nhân.
Thứ ba, kiểm soát cảm xúc cá nhân. Sử dụng ma túy khiến con người gặp khó khăn trong điều tiết cảm xúc. Trong quá trình cai nghiện, bằng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau, người nghiện sẽ phục hồi được khả năng giữ cho cảm xúc ổn định.
Thứ tư, học cách tương tác với những người xung quanh. Nghiện ma túy khiến người ta mất đi sự tự tin, vì thế khả năng tương tác xã hội bị ảnh hưởng đáng kể bởi nỗi e ngại và sự tự ti. Cai nghiện có thể loại bỏ những cảm xúc tiêu cực ấy và xây dựng lại sự tự tin cho người nghiện, khiến họ lạc quan hơn. Bằng cách này, những quan hệ xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Tăng cường khả năng tạo ra sự hỗ trợ tốt nhất cho quá trình cai nghiện của bản thân, điều này chưa bao giờ là dễ, nhưng nếu người nghiện duy trì sự tập trung và kiên quyết đến cùng, sẽ không gì là không thể.
Tại sao kĩ năng sống lại quan trọng?
Hoàn thiện các kĩ năng sống nói trên không chỉ quan trọng cho quá trình cai nghiện mà còn cho cuộc sống sau cai. Kỹ năng sống còn làm giảm đáng kể khả năng tái nghiện. Một khi người nghiện làm chủ khả năng chịu áp lực và điều khiển cảm xúc, người nghiện sẽ hiểu rằng tìm đến ma túy không phải câu trả lời, có nhiều cách khác thay thế tốt hơn như: Thiền, tập thể dục, dành thời gian cho gia đình, tham gia các hoạt động ngoài trời. Không chỉ có thế, người nghiện sẽ nắm quyền kiểm soát cuộc sống của chính mình. Bằng các kĩ năng có được, người nghiện sẽ có khả năng tự lo cho bản thân, biết mình cần gì cũng như sẵn sàng đối mặt với những khó khăn của cuộc sống: Có thể là tìm một công việc, trả nợ, sử dụng tiền và thời gian hợp lí. Ngoài ra, khả năng kiểm soát cảm xúc sẽ giúp người nghiện có khả năng tránh xa các cảm xúc tiêu cực và nhận biết những nguy hại đến từ những người bán ma túy, những người lôi kéo họ đến với ma túy cũng như cảm giác phê thuốc trước kia, tất cả chỉ là ảo giác và chỉ gây hại cho họ.
Từ tất cả những điều nói trên, việc thoát li hẳn các tác nhân xấu do ma túy khiến cho người nghiện được xã hội tiếp nhận với cái nhìn tích cực hơn. Bằng khả năng giao tiếp và tương tác xã hội đã phục hồi trong quá trình cai, người nghiện sẽ sử dụng để tạo ra những điều tích cực như tạo dựng các mối quan hệ mới, giải quyết các hiểu nhầm trước kia…Vì thế, học được các kĩ năng tốt cho cuộc sống không bao giờ là thừa, đặc biệt trong trường hợp của những người đang gặp rắc rối với ma túy.
Học hỏi trong quá trình cai nghiện như thế nào?
Trong quá trình cai nghiện, người nghiện học kỹ năng sống bằng nhiều cách khác nhau. Phần lớn trong số các kỹ năng đều tương đối khó nhận biết, người nghiện chỉ đơn giản là học được kỹ năng đó khi tham gia các hoạt động khác nhau trong thời gian cai. Một số khác là thông qua các chương trình chăm sóc riêng. Thường thường, người nghiện sẽ học kĩ năng sống thông qua quá trình giải quyết vấn đề tâm lí với các tư vấn viên, đối mặt và vượt qua các vấn đề vướng mắc trong suy nghĩ của bản thân, tham gia lớp học kĩ năng sống, thực hành các bài tập chống tái nghiện, tương tác với những người khác…Có thể được dự báo được những khó khăn mà người nghiện gặp lúc ban đầu, nhưng nếu học được từ những thất bại và phát hiện ra những điều mình làm chưa đúng, người nghiện có thể tạo khác biệt tích cực cho quá trình cai nghiện của bản thân.
Những điều tích cực khác
Vượt ra khỏi các kĩ năng sống cần thiết, cai nghiện mang lại rất nhiều lợi ích khác cho người nghiện. Các chương trình cai nghiện thiết kế với mục đích cải thiện tất cả các mặt cuộc sống. Đó là tạo được các mối quan hệ với những người cùng hoàn cảnh, cách tạo được chế độ dinh dưỡng cân bằng, tạo ra nhận thức tích cực khi nói về ma túy, có được những hiểu biết cần thiết để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bởi vậy, thực hiện cai nghiện không chỉ giúp sửa chữa những vấn đề của người nghiện mà còn giúp cho những ai dũng cảm quyết tâm cai sẽ có được những điều tích cực hơn trong cuộc sống.
Với người nghiện, quyết tâm cai và thực hiện cai nghiện là cách duy nhất để trở lại cuộc sống tươi đẹp. Vì thế, đừng chần chừ, học hỏi những kĩ năng cần thiết, thoát li tuyệt đối vĩnh viễn khỏi ma túy và trở lại cuộc sống bình thường.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.