Mọi người nghĩ bộ dạng người nghiện rượu trông thế nào: Là người vô gia cư? Sống ở nơi tạm bợ với chai rượu trong tay? Hoặc thất nghiệp, suốt ngày la mắng con cái trong cơn say xỉn. Các phương tiện truyền thông nói nhiều về hình ảnh nghiện rượu trông như thế nào. Điều này gây nhầm lẫn và bỏ sót điều trị đối với nhóm nghiện rượu ẩn. Nghiện rượu ẩn làm cho cá nhân, gia đình và các chuyên gia gặp khó khăn hơn trong việc xác định chính xác ai là người đã vượt qua giới hạn và gặp vấn đề với rượu.
Xác định nghiện rượu
Định nghĩa nghiện rượu là uống rượu quá mức và không phù hợp. Định nghĩa này không nêu rõ khi nào đạt đến ranh giới và trở thành nghiện rượu. Ngoài ra một số lại cho rằng uống chút rượu có thể tốt cho sức khỏe, điều này càng làm mờ nhạt đi ranh giới nghiện và không nghiện rượu.
Viện quốc gia về lạm dụng rượu và nghiện rượu Mỹ định nghĩa nghiện rượu là “vấn đề uống rượu trở nên nghiêm trọng”. Có 2 điều cần xem xét với định nghĩa này: Khi nào được coi là vấn đề với uống rượu và nghiêm trọng là thế nào? Chúng ta cùng xem xét một số định nghĩa khác về nghiện rượu và uống rượu.
Các nhà tâm lý học dùng tiêu chuẩn theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần. Người đáp ứng ít nhất 2 trong số 11 tiêu chí sau đây được chẩn đoán là rối loạn sử dụng rượu. Một người lạm dụng rượu nếu:
• Uống rượu nhiều hơn hoặc lâu hơn dự định.
• Đã cố gắng cắt giảm nhưng không thể.
• Thường xuyên mắc bệnh do rượu hoặc giải quyết hậu quả do uống rượu.
• Muốn uống rượu đến nỗi luôn nghĩ đến rượu.
• Nhận thấy uống rượu ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc gia đình hoặc gây những vấn đề trong công việc hoặc học tập.
• Tiếp tục uống rượu bất chấp những vấn đề do rượu.
• Từ bỏ nhiều việc quan trọng chỉ để được uống rượu.
• Thực hiện các hành vi nguy hiểm trong khi hoặc sau khi uống rượu như lái xe, bơi lội, vận hành máy móc, quan hệ tình dục không an toàn, đi bộ trong khu vực nguy hiểm.
• Tiếp tục uống rượu cả khi rượu gây tâm trạng chán nản, lo lắng hoặc mắc thêm vấn đề sức khỏe khác.
• Phải uống ngày càng nhiều hơn mới thấy thỏa mãn.
• Xuất hiện triệu chứng cai rượu khi không sử dụng rượu: bồn chồn, buồn nôn, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, run rẩy, ảo giác hoặc co giật.
Các tiêu chí này cho ta biết thế nào là vấn đề liên quan đến rượu, nhưng chưa giúp ta nhận biết được nghiện rượu ẩn.
Nghiện rượu ẩn
Có 2 loại nghiện rượu theo mức độ nghiêm trọng, dựa trên tác động của rượu đến cuộc sống của người nghiện hoặc cuộc sống những người xung quanh. Loại thứ nhất dễ dàng nhận thấy là những người đang cố chịu áp lực để duy trì hoạt động sống hàng ngày, chẳng hạn cố gắng duy trì công việc hoặc giữ gìn các mối quan hệ gia đình trong khi rượu đang hủy hoại các hoạt động này.
Loại thứ hai là nghiện rượu ẩn, khó phát hiện hơn. Người nghiện rượu ẩn thường duy trì công việc và mối quan hệ với gia đình một cách bình thường. Họ có thể che giấu hậu quả của rượu, che giấu các dấu hiệu lạm dụng rượu khỏi những người xung quanh. Một số che giấu rất thành thục đến nỗi các thành viên gia đình sống cùng nhà cũng không nhận ra được. Có trường hợp gia đình đã nhận biết nhưng vẫn tiếp tục giả vờ không biết. Người nghiện rượu ẩn trông bề ngoài có vẻ rất ổn, nhưng không có nghĩa là ổn bên trong. Mặc dù người đó uống rượu và không gây ảnh hưởng gì đến gia đình, nhưng thực ra rượu vẫn gây ra thiệt hại đáng kể về tâm lý và cảm xúc cho người thân và con trẻ. Gia đình trông từ bên ngoài có vẻ bình thường, nhưng đằng sau cánh cửa đóng kín, lại là chuyện khác.
Dẫn tới những hậu quả
Vấn đề của người nghiện rượu ẩn là họ dường như có mối quan hệ tốt với mọi người, họ có thể xuất sắc trong sự nghiệp. Người đó biết rằng mình có vấn đề về rượu, vấn đề đó được che giấu dưới thành tích xã hội và cá nhân của họ. Tuy nhiên, cuối cùng sẽ không thể che giấu được lâu.
Người nghiện rượu ẩn thường phủ nhận vấn đề uống rượu của bản thân. Lấy lý do vì công việc, rồi đem những thành công ra để thể thuyết phục bạn bè và người thân. Trường hợp xấu nhất, gia đình và bạn bè thân thiết cùng hùa theo người đó, che đậy cho việc lạm dụng rượu của người nghiện rượu ẩn. Điều này chỉ khiến người nghiện rượu tiếp tục uống rượu, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn.
Nhận biết dấu hiệu lạm dụng rượu
Nếu chúng ta nhận ra bất kỳ dấu hiệu lạm dụng nào của bản thân mình hoặc người thân, hãy can thiệp ngay. Nếu tiếp tục sống cùng nhà và làm ngơ các dấu hiệu lạm dụng của một người nghiện rượu ẩn, nghĩa là chúng ta đang đặt sức khỏe và hạnh phúc người đó vào tình trạng nguy hiểm. Khó nhất của can thiệp cai rượu là đối mặt với người lạm dụng rượu và khiến họ nhận ra mức độ nguy hiểm của uống rượu. Người nghiện rượu ẩn sẽ từ chối được giúp đỡ, ngược lại còn đổ lỗi cho người khác. Khi đó là lúc cần trợ giúp từ chuyên gia.
Can thiệp cai rượu là tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia có kinh nghiệm chuyên tư vấn cho những người nghiện rượu ẩn, tư vấn cho người đó biết rằng uống rượu như vậy đang gây hại cho bản thân và gia đình.
Tìm sự giúp đỡ
Có thể rất đáng sợ khi đối diện với người thân nghiện rượu ẩn nhưng người đó lại từ chối cai. Nếu chúng ta nhận ra các dấu hiệu lạm dụng ở người thân, bước quan trọng nhất có thể tự làm là tìm cách giúp đỡ. Can thiệp cai rượu là cần thiết, nhưng can thiệp sẽ không bao giờ thực hiện trừ khi bạn tìm cách để can thiệp. Người nghiện sẽ không thể tự cai bất kể người đó đưa ra bao nhiêu lời hứa hoặc một mực khăng khăng về khả năng tự xử lý, vấn đề sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Phải hiểu rằng người nghiện rượu có thể trở nên phòng thủ, thậm chí xa lánh mọi người khi nhận ra mình phải cai rượu. Chuyên gia can thiệp có kinh nghiệm sẽ giúp bạn chuẩn bị cho tình huống này và sẽ có chiến lược can thiệp hiệu quả. Yếu tố quan trọng nhất là chúng ta phải chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ, đừng cố gắng tự làm.
Mọi thứ sẽ trở nên rất tồi tệ nếu không được điều trị. Nếu chúng ta nhận ra những dấu hiệu lạm dụng rượu ở chính mình hoặc người thân, điều quan trọng phải nhận ra rằng chúng ta không cô độc; chúng ta có sự hỗ trợ từ chuyên gia để vượt qua khó khăn này.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.