Những người mắc hội chứng rối loạn căng thẳng giao tiếp xã hội thường tìm đến rượu như một cách giải tỏa những suy nghĩ của bản thân. Thế nhưng, khi liều lượng sử dụng rượu không được kiểm soát ở mức chất nhận được, hành vi uống rượu dễ dàng phát triển thành lạm dụng và cuối cùng là nghiện. Đây là căn bệnh kép mà rất nhiều người gặp phải, nếu người nghiện thực sự quyết tâm cai thì hoàn toàn có thể chữa trị thành công.
Khi mắc hội chứng căng thẳng giao tiếp xã hội, người bệnh tin rằng sử dụng rượu sẽ giúp có thêm tự tin khi tương tác xã hội. Thống kê cho thấy 20% những người mắc hội chứng căng thẳng giao tiếp xã hội gặp vấn đề với rượu bia, đặc biệt là phụ nữ. Để loại bỏ cùng lúc hai vấn đề này ra khỏi cuộc sống, ta cần phải biết được mối quan hệ trực tiếp cũng như gián tiếp, và tại sao rượu bia và chứng bệnh này lại liên quan mật thiết lẫn nhau.
Với nhiều người, nghiện rượu được định nghĩa là sử dụng lượng rượu lớn trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng rối loạn giao tiếp xã hội thì nhìn nhận rượu như một liều thuốc, một giải pháp cho vấn đề của mình. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đức chỉ ra rằng những người mắc hội chứng căng thẳng xã hội có nguy cơ lạm dụng rượu cao hơn nhiều so với người bình thường. Lượng sử dụng rượu của những người mắc hội chứng này cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc những người xung quanh nhìn nhận họ như thế nào trong các cuộc vui. Nếu những người này được những người xung quanh khuyến khích uống, rất có khả năng sẽ uống quá khả năng của bản thân. Điều này dẫn đến hệ quả là ở các lần tiếp theo, để đạt được đến sự sảng khoái như các lần trước thì sẽ phải sử dụng với lượng cao hơn, thêm nữa là yếu tố những người xung quanh gán cho cái mác “uống được” cũng là một áp lực khiến người bệnh tăng cường mức độ sử dụng rượu của mình.
Sẽ có lúc người bệnh cảm thấy rằng dường như mình đang có vấn đề với rượu, đây là lúc người bệnh sẽ cố gắng làm giảm lượng rượu uống. Việc này lại xuất hiện các triệu chứng cai, do khi đang sử dụng rượu ở một mức độ khá cao, nếu cố gắng tự ngưng rượu sẽ bị triệu chứng cai làm người nghiện buộc phải uống rượu trở lại. Ngưng rượu đột ngột khi không có chiến lược chuẩn bị phù hợp và chuyên nghiệp chỉ khiến con đường dẫn đến nghiện rượu trở thành ngắn lại.
Việc tự ngưng bỏ rượu sẽ gây ra rất nhiều hậu quả, đặc biệt với những người mắc hội chứng căng thẳng xã hội. Các tác hại có thể là:
- Gây ra các bệnh lí tâm thần khác: Rượu vốn là nguyên nhân gây nên rất nhiều các rối loạn tâm thần khác nhau. Đó là bởi tác động của rượu lên các nơ-ron thần kinh truyền dẫn gây ảnh hưởng đến hành vi của người sử dụng. Tiến sĩ Thomas Kash, Trưởng khoa dược học Đại học Bắc Carolina cho rằng: "Rượu gây những tổn hại cho hệ thần kinh dưới hình thức làm giảm đáng kể các nơ-ron chịu trách nhiệm tạo ra nhận thức và cảm xúc ở trung khu thần kinh của não” . Cụ thể hơn, rượu sẽ khiến người sử dụng mất khả năng kiềm chế cảm xúc và dễ đưa con người vào trạng thái mất kiểm soát. Với những người vốn đã có sẵn các vấn đề về tâm thần, rượu sẽ càng làm tăng thêm stress và vì thế càng khiến các bệnh lí về thần kinh trở nên vô cùng phức tạp.
- Càng trở nên lệ thuộc rượu: Uống rượu bia để làm giảm tác động của hội chứng căng thẳng xã hội sẽ không giúp cho khả năng giao tiếp tốt hơn. Để thực sự chữa được hội chứng này, điều đúng đắn cần phải làm là học cách cải thiện khả năng tương tác xã hội của bản thân. Uống rượu chỉ có tác dụng ngắn hạn và khiến con người dùng rượu làm công cụ để quên đi các vấn đề thực sự cần giải quyết.
- Gây các tình trạng nguy hiểm: Ngất, mất ngủ, mất trí nhớ là các vấn đề tồn tại ở những ai cố gắng tự bỏ rượu. Cơ thể sẽ phản ứng tiêu cực khi không được đáp ứng nhu cầu, một khi đã lệ thuộc, việc tự ý ép bản thân ngưng rượu sẽ gây ra những nguy cơ khôn lường cho sức khỏe.
Cùng lúc phải đối mặt với hội chứng căng thẳng xã hội và nghiện rượu là rất khó khăn. Tuy nhiên chúng ta luôn có sẵn các lựa chọn để hoàn toàn trở lại với cuộc sống bình thường. Vấn đề này đã được y học lường trước và do vậy, các chuyên gia có rất nhiều cách khác nhau để chữa trị căn bệnh kép này. Bằng việc tìm hiểu về thể trạng và các yếu tố liên quan, chuyên gia sẽ tháo gỡ từng bước từ gốc rễ vấn đề để tìm ra liệu trình điều trị phù hợp nhất cho từng cá nhân.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.