Rượu ảnh hưởng xấu đến não bộ như thế nào?
Có thể chúng ta đã nghe những câu chuyện cười về việc sử dụng rượu nhiều có thể giết chết các tế bào não. Nghiên cứu thần kinh gần đây cho thấy những câu chuyện nực cưới ấy không chỉ đúng, mà còn là rất đúng. Thanh thiếu niên dễ bị tổn thương thần kinh do rượu nhiều hơn người lớn. Bộ não của thiếu niên đang ở giai đoạn phát triển và dễ bị tổn thương. Rượu có thể cản trở sự phát triển này, gây ra những thay đổi vĩnh viễn về khả năng học hỏi và ghi nhớ.
Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà thần kinh học tại Đại học Duke chỉ ra rằng ở tuổi vị thành niên, uống rượu dù ở mức vừa phải cũng có thể làm tổn thương vùng đồi thị, một phần của bộ não cho phép chúng ta học và ghi nhớ. Các nghiên cứu tiến hành trên những con chuột đang ở tuổi phát triển cũng cho thấy những người trẻ tuổi uống rượu dễ bị thay đổi nhận thức hoặc tổn thương thần kinh hơn những người lớn tuổi uống rượu, đặc biệt nếu người trẻ uống đến điểm không thể kiểm soát được thì sẽ mất trí nhớ tạm thời.
Rượu và các mối quan hệ cộng đồng
Ở tuổi này, thanh thiếu niên đang có những thay đổi về mặt tâm lí, cũng cùng thời điểm đó, thanh thiếu niên cũng rất khó phân biệt các mối quan hệ tốt xấu. Trong giai đoạn trưởng thành, thanh thiếu niên thử những phong cách khác nhau: quần áo, trang điểm,... Họ cũng tiếp xúc và chơi với các nhóm học sinh khác nhau ở trường. Thanh thiếu niên luôn cố gắng cho bằng bạn bằng bè. Đó là lí do tại sao bố mẹ nên biết bạn bè con mình là ai, gia đình bạn bè con mình ra sao là rất quan trọng và cần thiết.
Đối với rất nhiều thanh thiếu niên, rượu có thể có vẻ giống như một thứ thuốc thần cho phép họ vượt qua sự nhút nhát và lo sợ xã hội. Nhưng sau một thời gian, khi uống nhiều và thường xuyên họ sẽ bắt đầu có danh tiếng xấu ở trường. Những học sinh tham gia các môn thể thao, hoạt động âm nhạc hoặc câu lạc bộ trường thường sẽ tránh những thanh niên có tiếng xấu mọi lúc. Bỏ liên lạc với những người bạn cũ và thay đổi sở thích là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất ạm dụng rượu hoặc ma túy ở thanh thiếu niên.
Chu kì uống rượu của thanh thiếu niên
Những thanh thiếu niên hay uống rượu sẽ có những dấu hiệu sau đây:
1. Dành nhiều thời gian cùng với những người bạn hay uống rượu: Những người trẻ tuổi hay tham gia các buổi tiệc tùng, nhật nhẹt thường bỏ qua các mối quan hệ thân thiết khác. Trong khi đó, những người trẻ tuổi tỉnh táo luôn hạn chế tiếp xúc với những người bạn tổ chức tiệc tùng và tham gia các buổi nhậu liên tục.
2. Bắt đầu chểnh mảng học tập và các công việc khác: Những học sinh uống rượu với tần suất cao thường có dấu hiệu buồn ngủ, thậm chí còn bỏ tiết vì quá mỏi mệt, quên hay không làm bài tập sẽ không xa lạ với những học sinh này. Bên cạnh đó, những người sử dụng rượu nhiều, tham gia các công việc làm thêm sẽ thường thất bại vì với sự mỏi mệt của mình, họ thường không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Có những hành vì không kiểm soát được: Những ảnh hưởng của rượu có thể làm thay đổi cảm xúc của thanh thiếu niên, làm cho họ cực kì ủ rũ. Những thanh thiếu niên uống rượu có thể có những hành động giấu giếm, bảo thủ thậm chí bạo lực với các thành viên trong gia đình.
4. Có vấn đề về tiền bạc: Tiệc tùng sẽ rất tốn kém. Những người trẻ có thể lâm vào tình trạng không có tiền trong người, vì số tiền được trợ cấp hoặc số tiền họ kiếm được không đủ để chi trả cho những bữa tiệc, từ đó sinh ra những tật xấu.
5. Mệt mỏi liên tục, cơ thể không khỏe mạnh: Uống rượu thường xuyên có thể dẫn đến giảm cân, mất ngủ, những vấn đề liên quan đến trí nhớ hoặc những biến chứng khác. Trong khi ở lứa tuổi này, thanh thiếu niên cần ngủ đủ giấc tuy nhiên nếu họ ngủ nhiều hơn người bình thường thì các hậu quả của rượu gây ra đã bắt đầu rõ ràng. Trường cấp 3 và đại học luôn có những học sinh dành nhiều thời gian để sử dụng rượu ở các bữa tiệc và không có gì đáng ngạc nhiên khi uống rượu vào và lời ra tiếng lại, họ lập tức gây gổ đánh nhau.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.