Disulfiram (các biệt dược: esperal, abstinyl, antabuse, anticol, refusal...) là loại thuốc tác dụng theo kiểu "lấy độc trị độc". Cơ chế tác dụng của thuốc Disulfiram như sau: khi uống rượu vào cơ thể, Disulfiram được chuyển hóa qua nhiều giai đoạn, trong đó có chuyển thành chất acetaldehyd rồi sau đó chuyển thành carbonic (CO2) và nước (H2O) để được loại ra khỏi cơ thể. Acetaldehyd sẽ làm cho người uống disulfiram đồng thời với rượu sẽ bị ngộ độc như: tim đập nhanh, buồn nôn, nôn mửa, mặt đỏ bừng, vã mồ hôi, nhức đầu, chóng mặt, hạ huyết áp... Chính những tác động rất khó chịu này khiến cho người nghiện rượu thấy ghê sợ rượu mà không muốn uống nữa.
Nếu dùng disulfiram đúng liều, đúng cách, có sự chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ điều trị thì thuốc chỉ gây khó chịu ở mức giới hạn làm cho người nghiện chán rượu. Bởi vậy nếu người nghiện có một số bệnh tim mạch, xơ gan, suy thận, suy tuyến giáp, động kinh, đái tháo đường, phụ nữ có thai... thì không nên dùng disulfiram.
Để trị được chứng nghiện rượu, thuốc phải dùng lâu dài để đạt tới phản xạ có điều kiện sợ rượu khi nhìn thấy rượu, nhưng điều tiên quyết là người nghiện rượu phải có ý chí, quyết tâm cai rượu, tránh tái nghiện.
Ngoài ra, còn có metronidazol (thuốc điều trị ký sinh trùng đơn bào và các vi khuẩn kỵ khí) với các biệt dược như klion, medazol, nidazol... cũng có thể dùng cai nghiện rượu. Metronidazol cũng có tác dụng ức chế chuyển hóa rượu gây ra các sản phẩm chuyển hóa dở dang giống disulfiram, làm cho người nghiện sợ uống rượu.
Người nghiện rượu rất dễ tái nghiện, nếu không dùng thuốc thì trong một thời gian ngắn đâu sẽ vào đấy, cần phải điều trị phòng tái phát lâu dài và đòi hỏi người nghiện phải có ý chí, quyết tâm cao để từ bỏ rượu.
Bởi vậy, tốt nhất nên nhờ bác sĩ lựa chọn thuốc cai rượu phù hợp. Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu - Điện thoại, SMS, Zalo, Viber 0988 079 038