1. Tự tìm hiểu về lĩnh vực nghiện và cai nghiện
Bạn không thể thắng được kẻ thù mà bạn không hiểu gì về đối phương. Bởi vậy, bạn phải tìm hiểu về nghiện - các dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, những nguyên nhân dẫn tới tái nghiện. Ai cũng được giáo dục về việc nói không với chất gây nghiện, nhưng không ai đảm bảo rằng người ta sẽ lựa chọn những gì thực sự lành mạnh. Dù sao thì kiến thức vẫn có thể là công cụ mạnh mẽ để ngăn ngừa lạm dụng ma túy và khuyến khích người nghiện tìm cách “quay về”.
Nếu người thân yêu của bạn đang được điều trị mà ở đó người ta yêu cầu bạn tham gia chương trình trị liệu gia đình thì bạn nên tham gia. Việc giáo dục và khuyến khích của một trung tâm tư vấn cai nghiện (chuyên nghiệp) có thể giúp bạn hỗ trợ người thân và chăm sóc những nhu cầu của chính bạn cùng một lúc. Bạn vẫn tiếp tục là người hỗ trợ và có trách nhiệm quản lý người thân sau đợt điều trị, khi có cơn thèm thuốc và những tình huống có thể làm tang nguy cơ tái nghiện.
2. Chăm sóc bản thân
Một bài học quan trọng cho rất nhiều người là tầm quan trọng của việc chăm sóc tốt cho bản thân mình, bất kể người nhà mình có làm tốt hay không. Bạn không thể kiểm soát người khác, nhưng bạn có thể đưa ra quyết định lành mạnh cho chính mình. Bạn phải có hy vọng đủ lớn mạnh để hỗ trợ và khuyến khích người thân yêu của bạn.
Đối với một số người lại tìm đến phương án đi trại hoặc bệnh viện. Những người khác thích gặp nhà trị liệu tư nhân hoặc tham gia nhóm hỗ trợ đồng đẳng.
Bất cứ phương án bạn chọn là gì, "bạn phải tiếp tục ngăn chặn và đặt mục tiêu cho người thân của mình, hãy nhìn về phía trước, chứ đừng trở lại", “Hãy tự cho mình một quyền lực cao hơn, đôi khi, đó là cách duy nhất bạn có thể sống cuộc sống của mình. "
Có rất nhiều chuyện đau buồn xảy ra khi người yêu của bạn có vấn đề lạm dụng chất gây nghiện. Các thành viên khác trong gia đình và bạn bè của bạn có thể không cùng tâm trạng như bạn và có thể có những ý tưởng riêng của họ về cách xử lý tình hình.
3. Nói chuyện thẳng thắn về vấn đề hiện tại
Nói về vấn đề này có thể chữa bệnh cho cả người đang cố gắng để khắc phục nghiện cũng như người thân của họ. Một người có vấn đề về ma túy có thể không muốn chia sẻ với ai khác về chuyện này, cũng không muốn đề nghị ai giúp đỡ. Tuy nhiên, nếu bạn có thể chịu đựng những lời dối trá và thao túng, một cuộc đối thoại cởi mở là cơ hội tốt nhất để bạn ở bên họ khi họ cần bạn nhất.
Quan tâm xây dựng một mối quan hệ tốt, không cần phán xét hay buộc tội. Bạn phải đối mặt với sự thật, bạn không thể buông xuôi.
Thực tế có nhiều người có thái độ phản đối kịch liệt với người nghiện trong gia đình nhưng lại thấy xấu hổ, ngại ngần khi nói về việc này. Chúng ta hãy quyết định phải đứng lên trước những cuộc chiến với ma tuý. Bạn càng nói nhiều về sự thật mắc nghiện của người thân, càng nhận ra mọi người đều bị ảnh hưởng bởi nghiện, theo một cách nào đó.
Thực tế của nghiện đi liền với những nỗi đau. Thật khó để hiểu hết được cuộc sống của một người thân trong tình huống nguy cơ mắc nghiện mà không thể can thiệp được gì. Nhưng một khi bạn chấp nhận những thực tế, bạn có thể khám phá rằng bạn có quyền vượt qua sự bất lực. Có những cách mà bạn có thể thực hiện để giúp người thân mắc nghiện của mình. Một khi bạn đã áp dụng đựơc những hướng dẫn này, bạn có thể cảm thấy an lòng vì đã làm tất cả những gì bạn có thể khi đối mặt với căn bệnh tàn phá này.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại https://www.maihuong.gov.vn/vi/doi-ngu-chuyen-mon.htm - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038