Nghiện ma túy /rượu ảnh hưởng tới cả gia đình
Tiếp xúc với người nghiện luôn phải giữ khoảng cách, gây căng thẳng, làm khó chịu và tổn thương mọi người. Điều này thể hiện rõ ở những đứa con của người nghiện. Chính chúng ta là người chịu trách nhiệm chăm sóc những đứa trẻ này khi người thân cai nghiện. Chúng ta có thể nuôi nấng giúp đứa cháu hoặc một thành viên khác trong gia đình bởi vì người thân của chúng ta không thể đảm nhiệm được.
Thực tế rất đáng lo ngại. Theo báo cáo của Viện Quốc gia về Lạm dụng Ma túy, khoảng 25% trẻ em Mỹ lớn lên trong gia đình có người lạm dụng chất.
Nhận biết tác động của lạm dụng chất gây nghiện đối với trẻ em
Khảo sát về sử dụng ma túy và sức khỏe cho thấy 21,5 triệu người Mỹ trưởng thành đã từng lạm dụng ma túy hoặc rượu (năm 2014). Sử dụng ma túy làm thay đổi cách thức hoạt động não bộ. Não người nghiện điều khiển tư duy người nghiện rằng không có gì quan trọng hơn việc tìm kiếm và sử dụng ma túy. Đó là lý do người nghiện rượu/ma túy liên tục bỏ bê việc chăm sóc con cái. Thẳng thắn mà nói, con cái (và tất cả các thành viên trong gia đình và bạn bè) không quan trọng bằng sự khao khát ma túy. Bỏ bê con cái không phải là quyết định do bản chất cá nhân, mà là quyết định do sử dụng ma túy gây ra.
Trẻ em bị tổn thương theo nhiều cách, có thể không có tiền mua quần áo hoặc thực phẩm cần thiết. Một số trường hợp, trẻ bị bỏ đói hoặc không được chăm sóc cần thiết hàng ngày vì cha mẹ không thể tập trung. Một số trẻ phải sống trong điều kiện nóng nực, không có điện, hoặc không nhà cửa.
Là một thành viên trong gia đình, chúng ta có thể cảm thấy bị bế tắc. Không muốn trẻ sống trong tình trạng như vậy, nhưng cũng không muốn tước đi của trẻ quyền sống cùng cha mẹ. Nhưng chúng ta buộc phải mang trẻ rời xa cha mẹ chúng, với hy vọng ngày nào đó người nghiện sẽ cai nghiện và trở lại với con cái.
Hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh khó khăn
Trong khi người thân cai nghiện, chúng ta cần thực hiện các bước giúp con cái của họ. Bước quan trọng đầu tiên là đảm bảo trẻ thoát khỏi nguy hiểm và tránh xa hành vi gây nghiện. Có thể phải cần đến cảnh sát hoặc dịch vụ bảo vệ trẻ em can thiệp. Một khi trẻ em bị tách khỏi cha mẹ, phải đảm bảo chúng vẫn được hạnh phúc khi rời xa cha mẹ.
Nói chuyện với trẻ
Không dễ khi nói chuyện với trẻ về những gì đang xảy ra với cha mẹ chúng. Đối với trẻ lớn có thể ý thức được, nên truyền đạt vấn đề một cách cởi mở và trung thực:
• Không bao giờ nói với trẻ rằng phụ huynh của chúng chủ động lựa chọn sử dụng chất gây nghiện. Nghiện là một sự thay đổi hóa học trong não, sử dụng lặp lại hành vi ngoài ý muốn, không phải là sự lựa chọn.
• Thảo luận cởi mở về cơ chế hoạt động của nghiện. Nói rõ tại sao nghiện ngập là tình trạng rất nguy hiểm cần tránh xa.
• Nói về những cách trẻ có thể giúp cha mẹ mình, chẳng hạn cố gắng chăm chỉ học thật tốt ở trường.
Trẻ nhỏ rất khó nắm bắt vấn đề. Một số cách nói sau đây có thể áp dụng:
• Chia sẻ rằng cha mẹ chúng bị ốm và đang điều trị để có thể làm việc tốt hơn.
• Đừng hứa hẹn với trẻ về thời hạn khi nào có thể gặp cha mẹ.
• Thảo luận về cảm xúc của cha mẹ chúng bị căn bệnh chi phối như thế nào. Cảm xúc đó không liên quan đến hành vi, tính cách hoặc nhu cầu của trẻ.
Theo dõi hành vi và cảm xúc của trẻ
Trẻ em sống trong gia đình có người lạm dụng ma túy/rượu thường bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau. Người chăm sóc phải có khả năng nhận ra các vấn đề ở trẻ và đưa ra các giải pháp với sự giúp đỡ của gia đình, nhân viên xã hội, bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần. Biến chứng thường gặp ở những trẻ này bao gồm:
• Lòng tự trọng thấp.
• Khó khăn trong học tập ở trường học.
• Các vấn đề về cảm xúc.
• Các vấn đề hành vi.
• Bắt đầu sử dụng ma túy và rượu.
• Nguy cơ cao là nạn nhân của lạm dụng tình dục, thể chất hoặc lời nói.
Kết quả là, trẻ em cần hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ và một loạt dịch vụ khuyến khích sự phát triển lành mạnh. Phần quan trọng trong dịch vụ điều trị tại nhà đối với gia đình là cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần không chỉ cho các cá nhân cai nghiện mà còn cho gia đình có liên quan.
Chúng ta nên liên hệ ngay lập tức để tìm hiểu thêm về cách mà dịch vụ điều trị tại nhà (từ xa) có thể giúp. Liên hệ 0988079038 để được hỗ trợ ngay lập tức.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại/zalo 0988 079 038