Biết rõ người thân có sử dụng ma tuý, rất nhiều gia đình vẫn chần chừ trong việc tìm đến sự trợ giúp chuyên nghiệp. Gia đình quá thương yêu người thân mà trốn tránh sự thật rằng bản thân họ cần hành động trước khi xảy ra những hậu quả xấu. Thậm chí cả khi hậu quả đang diễn ra ngay trước mắt họ nhưng họ vẫn không đủ can đảm mà cứ cho rằng mọi thứ rồi sẽ ổn. Việc những thành viên gia đình người nghiện chủ động tìm trợ giúp cho người nghiện đôi khi còn khó hơn cả việc người nghiện tự mình tìm đến sự trợ giúp. Họ thường mắc kẹt giữa hai dòng suy nghĩ, thứ nhất là tin rằng người thân của mình đang gặp vấn đề và thật sự cần trợ giúp, thứ hai là lòng tin và sự yêu thương cho rằng rồi một ngày nào người nghiện sẽ nhận ra và lại trở lại bình thường. Nếu còn chần chừ thì sẽ đến lúc phần lớn các gia đình phải đón nhận những hậu quả không thể đoán trước được là sẽ tệ đến biết chừng nào. Một số khác có thể nỗ lực dùng lời nói và biện pháp khuyên bảo để thuyết phục người nghiện tìm gặp chuyên gia. Tuy nhiên như thế không bao giờ là đủ.
Thật đáng tiếc rằng khi các gia đình quyết định thực hiện các biện pháp can thiệp thì thật sự đa phần đều đã tương đối muộn. Tuy nhiên, không bao giờ là quá muộn. Tất cả mọi người đều đã rất muốn làm gì đó để thay đổi thực trạng sử dụng ma tuý của người thân, thậm chí suy nghĩ đó tồn tại hàng năm trời, nhưng hầu hết chỉ khi hậu quả bắt đầu ập đến thì họ mới hành động. Muốn hay không, cũng chỉ có một cách duy nhất từ góc nhìn của những người thân trong gia đình để trợ giúp người nghiện, đó là thực hiện các biện pháp can thiệp cứng rắn và đủ mạnh để kéo mọi thứ trở lại bình thường, không chỉ cuộc sống người nghiện mà là của cả gia đình.
Các gia đình có thể can thiệp bằng cách tìm đến những sự trợ giúp chuyên nghiệp từ các chuyên gia và những người có kinh nghiệm. Các cuộc tư vấn của các chuyên gia với sự tham gia của cả người nghiện lẫn các thành viên trong gia đình không chỉ với mục đích kêu gọi người nghiện tham gia cai nghiện mà còn với mục đích hàn gắn lại những gì đã đổ vỡ trong suốt thời gian trước đó. Gia đình cần đóng góp một phần vào cuộc chiến chống ma tuý. Để làm được điều đó họ không thể làm những điều tương tự như trước kia, họ cần phải tạo ra sự khác biệt trong nhận thức cũng như hành động. Thành viên gia đình nên coi vấn đề của người nghiện là có một phần trách nhiệm của bản thân mình, qua đó thấu hiểu hơn và giúp người nghiện cai nghiện một cách an toàn.
Can thiệp vào cuộc sống của một người nghiện là điều không hề dễ dàng đối với bất kì ai. Việc đồng lòng để giúp đỡ người nghiện cũng không phải là điều có thể làm trong một sớm một chiều, vì suy nghĩ của mỗi người có thể khác nhau, chưa kể khoảng cách giữa các thế hệ. Họ có thể có những quan điểm trái ngược nhau trong vấn đề này. Quan điểm không thống nhất có thể gây tác động rất xấu trong quá trình cai nghiện. Việc các gia đình thực hiện những sự can thiệp đủ nhanh và mạnh là rất cần thiết, không chỉ cho người nghiện mà còn cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038