Hai chìa khóa chính để phục hồi từ nghiện rượu và ma túy.
Phần đầu dành cho các cá nhân sử dụng rượu/ma túy, để được hỗ trợ cai nghiện. Phần thứ hai là để giúp chính chúng ta, thành viên trong gia đình, những người quan tâm đến người nghiện rất nhiều. Nỗi đau và gánh nặng trở nên tồi tệ hơn khi người thân từ chối điều trị. Trong tình huống này chúng ta phải làm gì ?
Nhận ra vai trò trách nhiệm bản thân với người trong gia đình
Tùy thuộc chúng ta là vợ / chồng, là con cái hay một thành viên khác trong gia đình sẽ có vai trò khác nhau. Đối với vợ / chồng hoặc cha / mẹ, có thể cần phải thực hiện các bước theo pháp luật nếu người nghiện có nguy cơ tự gây hại theo bất kỳ cách nào. Tuy nhiên, mỗi thành viên gia đình cần nhận ra vai trò của mình trong quá trình giúp đỡ người thân cai nghiện.
• Chúng ta có bố trí nơi ở cho người nghiện sử dụng ma túy/rượu không?
• Chúng ta có cho tiền để người nghiện mua ma túy/rượu không?
• Người nghiện làm ngơ với những hậu quả họ gây ra? Chúng ta có giúp họ xử lý những hậu quả đó không?
Chúng ta đóng vai trò gì trong quá trình này? Hiểu được điều này cho phép chúng ta bắt vạch ra những cách trợ giúp người nghiện cai nghiện.
Xóa bỏ thói quen dung túng người nghiện tiếp tục sử dụng chất gây nghiện
Một trong những điều chúng ta có thể làm, với tư cách một người thân, là ngăn chặn hành vi dung túng cho người nghiện. Như đã nói trên, nhiều người cung cấp theo nhu cầu của người nghiện. Chúng ta làm điều đó bởi vì chúng ta yêu họ, chúng ta muốn cứu mạng con của mình, ta muốn vợ/chồng của ta trở nên tốt hơn. Nghĩ rằng chỉ cho phép họ một lần nữa thôi và hy vọng mọi chuyện sẽ tốt hơn - nhưng sự thật thì không. Dưới đây là những gì chúng ta có thể làm để chấm dứt việc tiếp tay cho người nghiện:
• Ngừng cung cấp chỗ ở, phòng ở, nơi chốn ... sử dụng chất gây nghiện.
• Ngừng đáp ứng tiền hoặc các nhu cầu khác cho người nghiện. Không thanh toán hộ bất cứ khoản nào cho người đó.
• Ngừng cho tiền hoặc mua hộ ma túy/ rượu.
• Ngừng che đậy hành vi nghiện của của người đó.
• Không làm thay công việc cho người nghiện.
Ra điều kiện nếu người nghiện không chịu điều trị
Người nghiện không thể tiến bộ khi không có sự đe doạ từ gia đình. Nên có sự thoả hiệp rằng nếu người thân từ chối điều trị, thì sẽ có hậu quả nào đó xảy ra. Sau đây là một vài ví dụ:
• Cha mẹ của một thiếu niên sử dụng rượu có thể cấm dùng xe hơi và internet.
• Loại bỏ tất cả các loại chất gây nghiện và rượu khỏi nhà.
• Yêu cầu người nghiện chuyển ra ngoài sống nếu người đó từ chối điều trị, có thể là hơi quá quyết liệt, nhưng đôi khi rất cần thiết.
• Lấy đi các quyền thăm hỏi chính đáng.
• Báo cáo với chính quyền.
Chúng ta phải thiết lập các ranh giới, sau đó thực hiện nghiêm túc. Đó là con đường tốt nhất để bảo vệ chính chúng ta và người thân yêu của chúng ta trước những tác hại của nghiện.
Có nên cưỡng chế cai nghiện không?
Đây là mối băn khoăn rất lớn của phụ huynh, vợ chồng, và nhiều người khác cần có câu trả lời ngay lập tức. Sẽ luôn luôn tốt khi người nghiện chủ động tìm cách chăm sóc cho sức khỏe cho mình mà không cần ai phải ép buộc. Trong quá trình phục hồi, động cơ tự động này trở nên rất cần thiết. Nếu họ không muốn thì họ sẽ không cố gắng để hoàn thành quá trình phục hồi, sự thành công sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Bạn có thể khiến họ đi điều trị không?
Điều này là có thể, ở một số người, điều này khó thực hiện hơn nhiều. Thông thường, bạn cần xem xét kỹ hơn lý do tại sao họ từ chối. Trong một số trường hợp, cơ thể của họ có thể đã bị nghiện kiểm soát, họ không thể đưa ra quyết định hợp lý để ngừng sử dụng hoặc nhận trợ giúp. Đây là khi cai nghiện trở nên hoàn toàn cần thiết và là lúc thực hiện các biện pháp để bắt buộc cai nghiện là đúng đắn.
Trong một số tình huống khác, người nghiện từ chối vì họ có lí do. Họ có thể phải đối mặt với những lo ngại về sức khỏe khác, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo âu, khiến họ khó có thể tránh xa việc sử dụng chất kích thích. Và với một số người khác, họ có thể cảm thấy họ đang làm một công việc đúng để duy trì trách nhiệm trong cuộc sống của họ. Khi không có một tình huống đe dọa đến tính mạng xảy ra, thì rất khó để ép buộc một người nghiện tham gia vào việc điều trị nghiện rượu và ma túy.
Bảo vệ quan điểm của mình.
Như đã nhắc tới trước đây, bạn có thể đặt ra những hậu quả cho việc sử dụng chất gây nghiện lên người thân mắc nghiện của mình. Nếu họ tiếp tục sử dụng chất gây nghiện, đây là những gì xảy ra - cụ thể về những hậu quả. Theo thời gian, người thân yêu của bạn sẽ bắt đầu nhận ra bạn đóng vai trò như thế nào và họ cần bạn bao nhiêu. Khi họ không thể có được rượu hoặc ma túy họ muốn nữa, điều này buộc họ bắt đầu suy nghĩ về các lựa chọn khác.
Một người nghiện chắc chắn sẽ không sẵn lòng tìm kiếm sự điều trị mà họ cần. Vượt qua những sự thèm muốn sử dụng ma túy là không bao giờ dễ dàng. Đôi khi, thật không may, chỉ có mỗi bạn là có thể làm giúp người nghiện tìm được sự trợ giúp cần thiết.
Khuyến khích người thân của bạn tiến lên về phía trước và vượt qua nghiện ngập. Yêu cầu họ gọi chúng tôi ngay bây giờ, hãy để chúng tôi cung cấp một cơ hội để phục hồi, hãy để chúng tôi đưa gia đình của bạn trở lại trên con đường hướng tới hạnh phúc. Liên hệ với chúng tôi bất cứ lúc nào để được tư vấn miễn phí.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại/zalo 0988 079 038