Điện thoại, viber, zalo

0988 079 038

slide 1 slide 2 slide 3 slide 4 slide 5 slide 6 slide 7
nhận tư vấn cai rượu/ma tuý từ xa
Cách tránh tái nghiện rượu trong mùa lễ

Khi mùa lễ đến gần, danh sách các sự kiện “phải tham dự” của bạn sẽ tăng lên.

Trong các bữa tiệc của gia đình, hoặc các bữa tiệc ở các sự kiện xã hội bạn có thể sẽ được thưởng thức nhiều món ăn ngon và nhiều loại đồ uống. Nhưng nếu bạn đang phục hồi từ nghiện rượu, một loại đồ uống như rượu hoặc bia không bao giờ là lựa chọn tốt cả. Làm thế nào để bạn xử lí được thời gian này của năm mà không xáo trộn mọi sự kiện của bạn?

Tránh tình huống cô lập.

Khi tham dự một sự kiện như vậy, hãy để ai đó đi với bạn, bạn không nhất thiết phải đi cùng người này trong suốt sự kiện, nhưng có ít nhất một người đi cùng sẽ giúp giảm bớt lo lắng xã hội và cải thiện khả năng của bạn để tận hưởng bữa tiệc. Nó cho phép bạn tránh bị cô lập vào các tình huống có thể khiến bạn tái nghiện và sử dụng rượu bia.

Đi cùng một người hỗ trợ bạn.

Hầu hết các sự kiện khuyến khích cá nhân đi cùng một người nào đó với họ, cho dù đó là vợ / chồng hoặc ai đó khác. Người bạn đi cùng nên là người hiểu mục tiêu của bạn và quá trình phục hồi của bạn. Trao đổi với người này về những rủi ro có thể dẫn đến tái nghiện trong các sự kiện xã hội này. Yêu cầu họ hỗ trợ cho bạn nếu bạn bị dao động và có khả năng tái sử dụng rượu bia.

Nếu bạn có khả năng bị tái nghiện, hãy đảm bảo rằng người này hiểu được vấn đề và sẵn sàng đưa bạn rời đi nếu cần.

Nhận biết các khả năng có thể gây tái nghiện phổ biến nhất.

Nhiều người thấy mình bị cám dỗ trong thời gian tham gia các bữa tiệc. Tuy nhiên, những người đang cai nghiện không được phép phạm thêm một sai lầm nào nữa. Để đi đúng hướng, bạn cần phải biết những gì sẽ đẩy bạn đến gần hơn với việc tái nghiện. Những tình huống phổ biến có thể khiến bạn tái nghiện bao gồm:

• Bạn gặp các vấn đề khó khăn về tài chính.

• Các cuộc tranh cãi với gia đình hoặc bạn bè khiến bạn cảm thấy tức giận, tuyệt vọng, sợ hãi hoặc lo lắng.

• Xung đột gia đình thường tăng cao trong những ngày nghỉ lễ.

• Những lo lắng xã hội, chẳng hạn như lo lắng về việc tiếp xúc với rượu hoặc phải trả lời các câu hỏi về vấn đề cai rượu của bạn.

• Những thay đổi trong lịch trình hàng ngày và các hoạt động của bạn, có thể bạn bị dụ dỗ bỏ một buổi phục hồi hoặc điều trị.

Nhận ra những rủi ro này cho bạn sức mạnh vượt qua chúng. Nó không phải dễ dàng, nhưng nhận ra rằng bạn không phải một mình - bất kỳ người nào đang cai rượu đều phải đối mặt với những rủi ro rất giống nhau – nghĩ như vậy có thể giúp bạn vượt qua sự cám dỗ.

Các bước cần thực hiện để tránh khả năng tái nghiện.

Tạo ra một kế hoạch giúp bạn tỉnh táo trong những ngày lễ hoặc sự kiện bằng cách tránh hoặc vượt qua những tình huống có thể gây tái nghiện. Dưới đây là một số bước chính cần thực hiện để bắt đầu:

# 1: Tiếp tục làm những gì bạn đang làm.

Ngay bây giờ, bạn đang rất tỉnh táo. Bạn đã làm gì để giữ cho mình ở trạng thái này? Bạn có thể đã dành thời gian với nhân viên tư vấn của bạn mỗi tuần, bạn có thể đang làm việc để cải thiện sức khỏe tâm thần, tập thể dục hoặc cải thiện các mối quan hệ. Tiếp tục giữ các hoạt động đó bên mình. Mặc dù có thể là một khoảng thời gian khó khăn, nhưng phải luôn đặt sự tỉnh táo của mình lên hàng đầu.

# 2: Nhận sự chăm sóc cần thiết mỗi khi bạn cần.

Điều đó có nghĩa là gặp gỡ với cố vấn và bác sĩ của bạn thường xuyên. Hãy nhận ra rằng khoảng thời gian có nhiều sự kiện bạn phải tham gia này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải thường xuyên phải ghé thăm các dịch vụ này. Điều đó là tốt để bạn không mắc phải các sai lầm và tái nghiện.

 # 3: Ăn uống và nghỉ ngơi điều độ.

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng chăm sóc bản thân và giữ thói quen của bạn là rất quan trọng để duy trì sự tỉnh táo lâu dài. Ngủ ngon (ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm) và ăn một chế độ dinh dưỡng đầy đủ có thể giúp cơ thể và bộ não của bạn có được sự hỗ trợ cần thiết. Nó cũng giúp bạn thoát khỏi một số căng thẳng mà bạn cảm thấy trong khoảng thời gian này trong năm.

# 4: Quyết định – tránh né hoặc chiến đấu.

Tùy thuộc vào việc bạn đang ở đâu trong quá trình phục hồi, bạn sẽ cần tìm hiểu cách xử lý từng tình huống có thể khiến bạn tái nghiện liệt kê ở trên. Nếu bạn mới tham gia quá trình cai nghiện này và không có khả năng xử lí các tình huống dẫn đến uống rượu bia thì trong trường hợp này, tránh né các trường hợp đó. Nếu bạn cảm thấy mạnh mẽ và quyết tâm, đó có thể là thời điểm để bạn đối mặt với những tình huống này và giữ lấy sự tỉnh táo cho bản thân. Chỉ thật sự đối mặt khi bạn chắc chắn rằng mình có đủ sự tự tin để không bị tái nghiện.

# 5: Luôn sẵn sàng để nói "không".

"Nó chỉ là một thức uống đơn giản." "Bạn có thể uống một chút, nó sẽ không làm tổn thương bạn." "Mọi người sẽ không vui nếu bạn không uống một vài chén chúc mừng." Đừng quan tâm đến những lời nói của người khác, họ không thể hiểu được tình trạng của bạn, bạn cần phải sẵn sàng để nói “không” với họ. Nó sẽ không dễ dàng, nhưng nó sẽ giúp bạn tránh khả năng bị tái nghiện. Hãy nhớ rằng, bạn không nợ bất cứ ai một lời giải thích. Phải mất rất nhiều can đảm và sức mạnh để nói "không" thay vì nhượng bộ. Đây là cuộc sống của bạn và tương lai của bạn.

Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm về các phương pháp chống tái nghiện, cũng như xử lý các vấn đề về chất gây nghiện khác nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang gặp phải.

Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038