Stress thường được biết đến là một trong những nguyên nhân gây tái nghiện cao nhất. Vì vậy việc hiểu và thực hiện được các biện pháp đối phó với stress là rất quan trọng nếu người nghiện muốn thực sự quay trở lại với cuộc sống bình thường mà không mang nỗi lo tái nghiện.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến stress, đó có thể là áp lực từ cuộc sống, công việc, thành kiến xã hội… Stress đôi khi không trực tiếp dẫn tới tái nghiện nhưng nó là một yếu tố rất nguy hiểm, đặc biệt là khi người nghiện ở trong trạng thái mệt mỏi và không có ai giúp đỡ thì nguy cơ này càng rõ ràng hơn bao giờ hết.
Vậy Stress dẫn tới tái nghiện như thế nào?
Việc stress dẫn đến tái nghiện là điều phần lớn chúng ta đều có thể hiểu được. Nó không chỉ dừng lại ở mức cảm quan mà còn trên những thống kê thực tế được thực hiện bởi những người có chuyên môn.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến thực tế này là do hormone stress có tên là Corticoterone. Nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng hormone này có tác dụng kích thích người nghiện, nhưng là kích thích tìm đến các loại chất gây nghiện. Khi cơ thể tiết ra hormone này, lượng dopamine lên não tăng rất cao, đây cũng là cách hoạt động của các chất kích thích.
Đó là về khía cạnh khoa học, trên thực tế thì có cách lí giải đơn giản hơn rất nhiều. Áp lực từ công việc, xã hội, v.v kích thích người nghiện tìm đến một sự giải tỏa đó là chất gây nghiện.
Cách khắc phục tình trạng stress sau cai nghiện
Trước tiên, để tránh được tái nghiện, người nghiện phải có một chương trình cai nghiện đủ tốt cả về chất và lượng, thường thường một chương trình cai nghiện phải kéo dài ít nhất 3 tháng. Một điều quan trọng nữa trong quá trình cai nghiện là phải học cách đối phó với stress.
Ngay từ đầu việc đối phó với stress trong quá trình cai nghiện không nên bị xem thường. Stress là nguyên nhân cao nhất dẫn đến tái nghiện hoặc bỏ dở việc cai nghiện giữa chừng. Thế nên, việc kết hợp cai nghiện và giải tỏa stress là một cách tối ưu nhất trong điều trị cai nghiện, các liệu pháp nên được dùng là:
- Thiền: kết hợp việc kiểm soát nhịp thở và tăng cường khả năng tập trung và cảm nhận các sự vật xung quanh là cách rất tốt để rèn luyện sự bình tĩnh khi đối phó với stress.
- Tập thể dục: kích thích trao đổi chất, tạo ra sự giải tỏa nhất định về tinh thần, là công cụ hiệu quả để giảm stress.
- Xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt là cách rất tốt để xả stress. Bằng cách chia sẻ những căng thẳng và suy nghĩ là cách rất tốt khi bạn đang cần sự bình tĩnh.
- Thực hiện các sở thích cá nhân: Tất cả mọi người đều có một sở thích cá nhân khiến họ rất thoải mái khi thực hiện, đây là một gợi ý tốt cho những ai đang gặp vấn đề với stress.
Những biện pháp tức thời khi gặp stress
Việc gặp stress là rất bình thường, bất kể ai cũng có thể mắc phải trong những thời điểm nhất định và càng phổ biến hơn với những người từng gặp phải vấn đề với chất kích thích. Tại một số thời điểm khi mà sự căng thẳng và stress bị đẩy lên cao, rất khó để con người ta có thể kiểm soát. Vì vậy ta cần những biện phát tức thời để đối phó với stress. Đầu tiên, một phương pháp cực kì phổ biến đó là hít thở sâu. Việc hít thở sâu khiến hoạt động não chậm đi trong một tích tắc, khiến cho ta quên đi những sự kiện gây ra stress. Thứ hai, luyện nhìn xa. Việc này sẽ phân tán sự tập trung của bạn, kích thích trí tưởng tượng, tò mò và đẩy lùi stress trong một thời điểm ngắn hạn. Thứ ba, cho mình một ngày nghỉ. Không như máy móc, con người cần nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng sống. Khi những sự căng thẳng và mệt mỏi lên cao việc nghỉ ngơi là điều cần thực hiện.
Tái nghiện và stress luôn có sự kết nối với nhau. Một người nghiện thường có quá khứ bị căng thẳng dồn nén và ngược lại khi bị căng thẳng, stress thì người nghiện lại càng có lí do để tìm đến chất kích thích. Để giải quyết vấn đề này, ta cần phải nhìn nhận stress dưới con mắt nghiêm túc hơn và bắt tay tìm các phương thức phù hợp để giải quyết nó, cả ngắn hạn và dài hạn. Điều này càng quan trọng hơn với những người mới cai nghiện nếu thực sự muốn hướng đến một cuộc sống thoát hoàn toàn khỏi nghiện ngập.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038