Thống kê cho biết, trong số các vụ tai nạn giao thông do uống rượu bia lái xe, tỷ lệ người đi xe máy chiếm từ 70 - 90 % số vụ, đáng nói 40% người đi nhậu lái xe về trong tình trong khi say.
Lái xe trong tình trạng say xỉn.
Hàng năm tại Việt Nam có khoảng 36% người điều khiển xe máy bị phát hiện có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép. Điều này là nguyên nhân gây ra gần 40% các vụ tai nạn giao thông. Đây là thông tin được đưa ra cho hội thảo Quốc gia, công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng đồ uống có cồn đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy tại VIệt Nam diễn ra vào ngày 26/07/2019 tại Hà Nội.
Nghiên cứu của nhóm chuyên gia đã chỉ ra mối tương quan giữa thói quen uống bia rượu và tai nạn giao thông, cụ thể có tới 2/3 số người bị tai nạn giao thông đã tự điều khiển mô tô, xe máy sau khi sử dụng đồ uống có cồn và có rất nhiều người sau khi bị tai nạn vẫn giữ thói quen xấu này. Sau khi sử dụng đồ uống có cồn, tỉ lệ vi phạm luật giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông cũng tăng. Cụ thể có 36% trường hợp không bật xi nhan khi chuyển hưởng, 26% đi ngược chiều và 17% không bật đèn xe.
Nghiên cứu thực nghiệm trên thiết bị mô phỏng cũng đưa ra kết luận chỉ cần có độ cồn trong máu từ 20 miligam/100 ml máu là khả năng gây tai nạn giao thông đã tăng gấp 3 lần so với bỉnh thường. Vì vậy nhóm nghiên cứu cũng đề xuất cần phải có những biện pháp mạnh, cứng rắn nhằm cấm việc sử dụng đồ uống cố cồn khi tham gia giao thông. Cụ thể:
- Cần qui định người lái xe máy phải có nồng độ cồn trong máu ở mức bằng không
- Tăng mức phạt tiền và bổ sung hình phạt mới.
- Áp dụng các giải pháp về công nghệ cảnh báo nồng độ cồn qua thiết bị điện tử thông minh.
- Tăng cường dịch vụ taxi đưa người uống về nhà an toàn.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038